| Hotline: 0983.970.780

DỰ BÁO SÂU BỆNH TUẦN TỪ 15-22/8/2011

Thứ Hai 15/08/2011 , 12:59 (GMT+7)

1. Các tỉnh phía Bắc

+ Sâu cuốn lá nhỏ: Trưởng thành lứa 6 bắt đầu vũ hóa vào cuối kỳ; sâu non bắt đầu nở từ sau ngày 25/8 và có khả năng phát sinh diện rộng trên lúa hè thu - mùa giai đoạn đứng cái - làm đòng, đặc biệt trên trà lúa mùa sớm ở những chân ruộng xanh tốt, bón nhiều phân đạm. Cần tăng cường giám sát đồng ruộng, phân loại và phòng trừ ở những ruộng lúa có mật độ sâu cao, ngay khi sâu còn tuổi nhỏ. Không khuyến cáo phun thuốc tràn lan để tránh bộc phát rầy vào cuối vụ.

+ Rầy nâu, rầy lưng trắng: Rầy cám lứa 6 bắt đầu nở, gia tăng cả về mật độ và gây hại rộng trên các trà lúa, đặc biệt trên các trà lúa mùa sớm ở giai đoạn ôm đòng - trỗ bông, trên các giống nhiễm; cục bộ một số diện tích tại các tỉnh Bắc Trung bộ, Tây Bắc bộ có mật độ rầy tăng, cần theo dõi và xử lý kịp thời ở nơi có mật độ cao, nhất là những diện tích có bệnh lùn sọc đen vụ trước. Không khuyến cáo phun thuốc sớm, phun thuốc tràn lan để trách bộc phát rầy cuối vụ.

+ Bệnh lùn sọc đen: Tiếp tục phát sinh trên lúa hè thu - mùa giai đoạn đẻ nhánh tại các tỉnh vùng khu 4, có khả năng phát sinh tại các tỉnh vùng Tây bắc và một số tỉnh Bắc bộ. Khi phát hiện thấy bệnh tiến hành xử lý kịp thời.

+ Sâu đục thân 2 chấm: Trưởng thành sâu đục thân lứa 4 bắt đầu vũ hóa từ 15/8. Sâu non gây hại trên lúa hè thu, mùa sớm giai đoạn đòng - trỗ tại các tỉnh Bắc Trung bộ.

Các cây trồng khác: Bệnh chồi cỏ, sâu đục thân, bọ hung hại mía tiếp tục gây hại.

2. Nam Trung bộ và Tây Nguyên

- Trên lúa:

+ Rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh và gây hại gia tăng trên lúa hè thu, rầy tích lũy số lượng và một số diện tích có thể có mật độ tăng; cần theo dõi chặt, nhất là trên diện tích nhiễm bệnh lùn sọc đen từ vụ trước để xử lý kịp thời.

+ Bệnh lùn sọc đen: Bệnh tiếp tục phát sinh tại Đà Nẵng. Tập trung theo dõi chặt tại các vùng đã bị nhiễm bệnh từ vụ trước, nhất là Quảng Nam, Quảng Ngãi và xử lý kịp thời khi phát hiện thấy bệnh.

+ Sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục gây hại trên lúa hè thu giai đoạn đẻ nhánh.

- Trên rau màu, cây công nghiệp: Các loại sâu bệnh... tiếp tục gây hại nhẹ, rải rác tại các tỉnh trong vùng.

3. Các tỉnh phía Nam

- Rầy nâu trên đồng ruộng phổ biến tuổi 5 đến trưởng thành, dự báo cuối tuần rầy nâu sẽ bắt đầu di trú, mật số rầy di trú tăng cao trên lúa thu đông, nhất là tại những vùng lân cận khu vực có lúa hè thu đang ở giai đoạn trổ chín đến thu hoạch. Cần duy trì mực nước trên ruộng thích hợp để hạn chế rầy chích hút thân cây lúa và xử lý kịp thời khi rầy mật số cao đối với lúa trong 25 ngày sau sạ.

- Do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết bệnh đạo ôn có thể xuất hiện và gây hại nhẹ đến trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trổ, những ruộng sử dụng giống nhiễm, sạ dầy, bón thừa phân đạm có thể bị hại nặng.

Ngoài ra cũng cần chú ý đến các đối tượng bệnh bạc lá, bệnh đốm vằn và sâu cuốn lá nhỏ từ giai đoạn đẻ nhánh đến trỗ.

KHUYẾN CÁO

- Rầy nâu: Applaud 10 WP phun khi rầy ở tuổi 2-3. Trường hợp rầy di trú mật số cao, gối lứa phun hỗn hợp Applaud 10 WP+Altach 5 EC. Lúa vừa nhiễm rầy, vừa nhiễm sâu đục thân, sâu cuốn lá, tuyến trùng phun hỗn hợp Oncol 25 WP+Altach 5 EC.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Altach 5 EC, Suco 50 EC, Nouvo 3,6 EC, Nurelle D 25/2,5 EC, Cyper 25 EC, Oncol 25 WP phun khi sâu tuổi còn nhỏ.

- Bệnh đạo ôn lá và cổ bông: Beam 75 WP thuốc đặc trị đạo ôn, phun ở giai đoạn mạ đến làm đòng để trừ đạo ôn lá khi bệnh chớm xuất hiện. Đạo ôn cổ bông, phun ngừa trước trổ và khi lúa trổ đều.

- Bệnh vàng lá chín sớm, lem lép hạt: Dùng Carbenda supper 50 SC.

- Bệnh bạc lá: Dùng Bonny 4 SL. Có thể dùng Carbenda supper 50 SC + Bonny 4 SL phòng trừ cùng lúc các bệnh bạc lá, vàng lá chín sớm, lem lép hạt.

- Khô vằn: Vali 3 SL, Vali 5 SL, Catcat 250 EC phun kỷ phần gốc lúa, ổ bệnh khi bệnh chớm xuất hiện.

Xem thêm
Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất