| Hotline: 0983.970.780

DỰ BÁO SÂU BỆNH TUẦN TỪ 17-24/1/2011

Thứ Hai 17/01/2011 , 11:16 (GMT+7)

1. Các tỉnh phía Bắc

- Trên mạ, lúa:

+ Rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ tiếp tục phát sinh và tích lũy số lượng; cần theo dõi và xử lý khi mật độ cao, nhất là những diện tích có bệnh lùn sọc đen vụ trước (các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế).

+ Thực hiện gieo mạ tập trung theo vùng, có che phủ nylon để phòng bệnh lùn sọc đen và kết hợp với chống rét cho mạ.

+ Sâu đục thân 2 chấm, chuột... tiếp tục phát sinh, gây hại tăng trên mạ và lúa đông xuân; cần theo dõi chặt và phòng trừ kịp thời.

- Trên ngô: Bệnh lùn sọc đen tiếp tục gây hại nhẹ trên trà ngô muộn tại một số tỉnh, nhất là ở những diện tích gieo trồng gần nguồn bệnh; cần thường xuyên giám sát đồng ruộng và kịp thời tiêu huỷ cây bị bệnh và phòng trừ rầy lưng trắng.

- Các loại sâu bệnh khác tiếp tục gây hại ở mức độ nhẹ.

2. Nam Trung bộ và Tây Nguyên

- Trên lúa:

+ Bệnh lùn sọc đen: Tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa tại Quảng Nam; cần thường xuyên giám sát đồng ruộng và kịp thời tiêu huỷ cây bị bệnh và phòng trừ rầy lưng trắng.

+ Bệnh đạo: phát sinh gây hại tăng trên lúa đòng - trỗ ở một số tỉnh duyên hải.

+ Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ... phát sinh gây hại lúa đông xuân sớm.

+ Chuột: hại nhẹ rải rác trên các trà lúa nặng cục bộ giống gieo vùng ven làng đồi gò.

- Các loại sâu bệnh khác trên cây rau màu, cây công nghiệp... tiếp tục gây hại nhẹ, rải rác tại các tỉnh trong vùng.

3. Các tỉnh phía Nam

- Rầy nâu: Dự báo tuần tới rầy nâu có khả năng gia tăng diện tích và mức độ hại; mật độ tăng cao chủ yếu trên lúa các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng. Các địa phương cần theo dõi chặt chẽ đồng ruộng nếu mật độ rầy cao thì cần xử lý ngay nhằm hạn chế tích lũy mật số vào giai đoạn lúa trổ đến vào chắc và lây lan bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.

Đối với những nơi chưa xuống giống lúa đông xuân: Các địa phương theo dõi diễn biến rầy nâu di trú và diễn biến của thuỷ văn để xuống giống đồng loạt, tập trung né rầy.

- Bệnh đạo ôn:

Thời tiết lạnh, sáng sớm có sương mù bên cạnh lúa đang bước vào giai đoạn phát triển xung yếu, do đó dễ có nguy cơ bùng phát dịch bệnh đạo ôn trong thời gian tới. Chi cục BVTV các tỉnh cần khuyến cáo nông dân thăm đồng thường xuyên để phát hiện sớm bệnh và phòng trừ kịp thời.

Các đối tượng dịch hại khác phát sinh và gây hại thấp.

ĐỀ NGHỊ

1. Các tỉnh phía Bắc

Tiếp tục thực hiện tốt phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại ngô, tăng cường phòng trừ chuột, che phủ nylon để phòng chống rét, kết hợp phòng trừ bệnh lùn sọc đen cho mạ. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của sâu đục thân 2 chấm, rầy nâu - rầy lưng trắng - rầy nâu nhỏ, sâu cuốn lá nhỏ trên mạ và lúa mới cấy.

2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

- Theo dõi, điều tra phát hiện bệnh lùn sọc đen, rầy nâu, rầy lưng trắng.

3. Các tỉnh phía Nam

- Theo dõi diễn biến thời tiết và tình hình dịch hại rầy nâu, bệnh VL, LXL, bệnh đạo ôn. Với rầy nâu, cần cảnh giác với RN di trú truyền virus gây bệnh VL, LXL và hạn chế các mầm bệnh khác. Với trà lúa đông xuân dưới 40 ngày tuổi, khuyến cáo nông dân hạn chế tối đa phun thuốc trừ sâu phổ rộng nhằm tránh sự bộc phát của rầy nâu ở giai đoạn sau (đòng trỗ - chín).

KHUYẾN CÁO

- Rầy nâu: Applaud 10 WP phun khi rầy ở tuổi 2-3. Giai đoạn đòng-trổ: Rầy gối lứa phun hổn hợp Applaud 10 WP+Altach 5 EC. Lúa vừa nhiểm rầy, vừa nhiểm sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ phun hỗn hợp Oncol 25 WP+Altach 5 EC.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Altach 5 EC, Nouvo 3,6 EC, Nurelle D 25/2,5 EC, Cyper 25 EC, Oncol 25 WP phun khi sâu tuổi còn nhỏ.

- Đạo ôn lá và cổ bông: Beam 75 WP phòng trừ đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông.

- Lem lép hạt, vàng lá, đốm vằn: Hổn hợp Carbenda Supper 50 SC + Bonny 4 SL phòng trừ cùng lúc 3 loại bệnh trên lúa giai đoạn đòng trổ.

- Bạc lá lúa: Bonny 4 SL phun 2 lần cách nhau 7 ngày khi lúa nhiễm bệnh.

- Khô vằn: Vali 3 L, Vali 5 L, Catcat 250 EC phun khi bệnh chớm xuất hiện, phun kỷ phần gốc lúa, ổ bệnh.

Xem thêm
Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất