| Hotline: 0983.970.780

Dự báo sâu bệnh tuần từ 19-25/1

Thứ Hai 19/01/2009 , 07:45 (GMT+7)

1. Các tỉnh Bắc bộ

- Cây lúa:

+ Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non tiếp tục gây dảnh héo trên mạ xuân sớm.

+ Chuột tiếp tục hại mạ.

+ Ốc bươu vàng, chuột, tuyến trùng rễ hại cục bộ trên lúa xuân sớm.

- Trên cây trồng vụ đông:

+ Ngô: Sâu đục thân, bắp, bệnh đốm lá, bệnh khô vằn hại nhẹ.

+ Rau: Bọ nhảy, sâu tơ, sâu xanh hại tăng. Rệp, sâu khoang, bệnh sương mai... tiếp tục hại.

+ Cà chua, khoai tây: Bệnh héo xanh, bệnh mốc sương tiếp tục hại trên cà chua & khoai tây. Sâu đục quả, ruồi đục lá, bệnh héo vàng, rệp hại cục bộ.

+ Cam, chanh: Rệp, bệnh greening tiếp tục hại. Sâu đục thân, cành... hại cục bộ.

+ Vải, nhãn: Nhện lông nhung, bệnh sương mai… tiếp tục hại.

+ Chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ trĩ hại nhẹ

2. Bắc Trung bộ

+ Cây lúa: Sâu bệnh tiếp tục phát sinh nhẹ trên lúa chiêm và xuân sớm.

+ Cà phê, hồ tiêu: Rệp sáp, bệnh khô cành, khô quả, thán thư, vàng lá, thối gốc rễ tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ, gây hại nặng cục bộ ở một số vườn.

+ Bệnh thối gốc rễ tiếp tục phát sinh gây hại nặng ở những vườn hồ tiêu thoát nước kém, chăm sóc không kịp thời.

3. Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên

Cây lúa:

Bệnh khô vằn, bệnh lem lép - thối hạt, bệnh đạo ôn cổ lá, bông... hại nhẹ trên lúa đông xuân sớm.

+ Sâu CLN, sâu đục thân, sâu keo, sâu gai, bọ trĩ... hại nhẹ trên lúa đông xuân giai đoạn mạ - đẻ nhánh.

+ Ruồi đục nõn, bọ trĩ hại tập trung trên lúa đông xuân giai đoạn mạ, rải rác nặng cục bộ.

+ Chuột: Hại rải rác trên các trà lúa, nặng cục bộ giống gieo và các ruộng ven làng, gò đồi.

+ OBV: Di chuyển và lây lan rộng theo nguồn nước

- Cây trồng khác:

+ Rau màu, ngô thu đông: Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, sâu khoang, bệnh trên thân - lá - rễ... gia tăng hại chủ yếu rau ăn lá ở các vùng trồng rau; bệnh lở cổ rễ, sâu xám, sâu khoang... hại chủ yếu rau vụ đông giai đoạn vườn ươm và cây con.

Sâu đục thân, bắp, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, rệp... phát sinh gây hại trên ngô Tây Nguyên thâm râu - chín sáp. Sâu xanh, sâu xám hại ngô giai đoạn cây con.

Sâu đục quả, bệnh đốm lá... hại chủ yếu đậu đỗ giai đoạn cuối vụ ở Tây Nguyên, bệnh lở cổ rễ, sâu xám hại rải rác cục bộ đậu đỗ giai đoạn cây con.

+ Cây cà phê: Bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, rệp... tiếp tục hại phổ biến trên cà phê ở Tây Nguyên.

+ Hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá thối rễ, rệp sáp các loại, bệnh vàng lá chết nhanh, chết chậm... hại tập trung, vùng ổ dịch Tây Nguyên.

+ Mía: Sâu non bọ hung và xén tóc tiếp tục gây hại trên mía. Sâu đục thân, bệnh rượu lá, rệp bẹ… hại phổ biến trên mía chín sinh lý - thu hoạch (Gia Lai).

+ Điều: Sâu đục nõn, sâu phỏng lá, bọ xít muỗi, bệnh thán thư… hại phổ biến trên cây điều giai đoạn ra lộc - hoa.

+ Bệnh lở cổ rễ, sâu xanh, sâu xám hại chủ yếu bông vải giai đoạn cây con ở các tỉnh đồng bằng.

4. Các tỉnh Nam bộ

- Rầy nâu:Rầy cám tiếp tục nở mật số thấp trên trà lúa đẻ nhánh đòng và kéo dài đến cuối tháng 1/2009 trùng vào những ngày cận Tết với mật số từ nhẹ → trung bình. Các địa phương cần thường xuyên điều tra đồng ruộng, quan sát kỹ phần gốc lúa, kịp thời phát hiện sự phát sinh phát triển của rầy nâu và có kế hoạch hướng dẫn nông dân phòng trị. Khi phát hiện rầy cám chuyển sang màu nâu hồng có mật số trên 3 con/chồi, tiến hành phun thuốc trừ rầy nâu theo nguyên tắc 4 đúng, do hiện nay lúa phần lớn tập trung giai đoạn đẻ nhánh tích, làm đòng → trỗ khó phun xịt, để tăng cao hiệu quả phòng trị cần đưa nước vào ruộng càng cao, càng tốt, lượng nước phun phải đảm bảo ít nhất 400 lít/ha.

- Bệnh VL, LXL: Dự báo trong thời gian tới diện tích nhiễm bệnh VL, LXL trong tuần vẫn còn khả năng tiếp tục gia tăng trên lúa đông xuân 2008-2009. Do vậy các địa phương cần tiếp tục duy trì và tăng cường các biện pháp phòng trị tích cực đối với bệnh VL, LXL.

- Bệnh đạo ôn lá: Dự báo trong 7 ngày tới diện tích cũng như tỷ lệ nhiễm bệnh đạo ôn lá có thể tiếp tục gia tăng vì hiện nay thời tiết rất thích hợp cho bệnh phát sinh phát triển. Các tỉnh cần chỉ đạo thăm đồng thường xuyên để phát hiện kịp thời hướng dẫn cho nông dân phòng trị tốt bệnh đạo ôn lá.

Chú ý:

- Ở những ruộng bị nhiễm bệnh đạo ôn phải giữ nước, để cây lúa chống chịu được bệnh, ruộng thiếu nước lúa sẽ bị bệnh nặng hơn.

- Nên phun thuốc vào buổi chiều, không nên phun vào buổi sáng để tránh giọt sương đọng trên lá thuốc kém hiệu quả.

- Phun đủ lượng nước, sao cho dung dịch thuốc phủ ướt toàn bộ lá.

- Hạn chế phân đạm cũng như phân bón lá.

Ngoài ra, cần lưu ý sự xuất hiện của OBV, sâu cuốn lá nhỏ trên trà lúa ĐX giai đoạn mạ - đẻ nhánh, bệnh đốm vằn và các đối tượng xuất hiện cục bộ như nhện gié, sâu keo...

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm