| Hotline: 0983.970.780

DỰ BÁO SÂU BỆNH TUẦN TỪ 26/11 - 2/12

Thứ Hai 26/11/2012 , 10:27 (GMT+7)

Sâu đục thân, bệnh lùn sọc đen, sâu cắn lá, rệp, bệnh khô vằn hại nhẹ trên ngô; sâu cuốn lá, sâu đục quả, bệnh sương mai... hại tăng trên đậu tương...

1. Các tỉnh phía Bắc

- Cây vụ đông:

Sâu đục thân, bệnh lùn sọc đen, sâu cắn lá, rệp, bệnh khô vằn hại nhẹ trên ngô; sâu cuốn lá, sâu đục quả, bệnh sương mai... hại tăng trên đậu tương; bọ nhảy, rệp hại tăng; sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang tiếp tục hại trên rau họ hoa thập tự, cần theo dõi và phòng trừ kịp thời.

- Trên cây mía: Bệnh chồi cỏ, rệp xơ trắng tiếp tục gây hại trên mía tăng, hại nặng trên các ruộng mía nhiễm bệnh chưa được phòng trừ. Cần theo dõi và phòng trừ ở nơi có mức độ nhiễm cao.

- Trên cây trồng khác: Rệp, bệnh thán thư, khô cành, gỉ sắt trên cây cà phê; bệnh vàng lá, thối gốc rễ, tuyến trùng, trên cây hồ tiêu tiếp tục phát sinh gây hại mức độ nhẹ đến trung bình. Cần chăm sóc và theo dõi mức độ phát sinh gây hại các dịch hại để xử lý kịp thời, có hiệu quả

2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

a) Trên lúa

- Bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh và gây hại trên lúa gieo, lúa lỡ vụ ở các tỉnh đồng bằng.

- Bọ trĩ phát sinh hại cục bộ trên lúa ĐX cực sớm giai đoạn mạ - đẻ nhánh.

- Chuột gây hại rải rác trên các trà lúa, co cụm vùng gò đồi khi có mưa lũ.

-Ốc bươu vàng di chuyển và lây lan diện rộng theo mưa lũ.

b) Trên cây trồng khác

- Bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, rệp...tiếp tục hại phổ biến trên cà phê ở Tây Nguyên.

- Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá, thối rễ, rệp sáp gốc, bệnh thán thư... hại tiêu chủ yếu ở Tây Nguyên giai đoạn chắc quả.

- Bệnh chổi rồng, nhện đỏ, rệp sáp... phát sinh và gây hại sắn giai đoạn tích củ, thu hoạch.

3. Các tỉnh phía Nam

- Dự báo từ 24/11 - 3/12/2012 sẽ có một đợt rầy nâu di trú rộ, các tỉnh, thành cần theo dõi chặt chẽ tình hình rầy nâu tại chỗ cũng như khả năng rầy nâu ở các ruộng đang chuẩn bị thu hoạch di trú đến; kết hợp kiểm tra tỷ lệ rầy mang mầm bệnh để thực hiện các biện pháp hạn chế khả năng chích hút, đẻ trứng và truyền virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.

- Bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát triển ở hầu hết các địa phương trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng và bệnh đạo ôn cổ bông trên các trà lúa trỗ. Các tỉnh cần theo dõi sát tình hình cụ thể trên đồng ruộng của địa phương mình; đặc biệt trên những giống nhiễm đạo ôn để có biện pháp ngăn ngừa đạt hiệu quả (toàn vùng có 16.061 ha lúa bị nhiễm bệnh, tăng 4.170 ha so với tuần trước với tỷ lệ bệnh phổ biến từ 5 đến 15%, nơi cao 20% với diện tích 389 ha).

- Đối với các địa phương chuẩn bị xuống giống lúa ĐX 2012-2013 cần theo dõi tình hình rầy vào đèn và khí tượng thuỷ văn ở địa phương để chỉ đạo và thực hiện “gieo sạ tập trung, đồng loạt, né rầy”. Đồng thời, vận động nông dân thực hiện vệ sinh đồng ruộng, áp dụng kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”; sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng”.

Ngoài ra, cần lưu ý phòng ngừa tốt đối với ốc bươu vàng trên lúa mới gieo sạ; bệnh bạc lá vi khuẩn và lem lép hạt giai đoạn đòng trỗ-chín (toàn vùng hiện có 5.807 ha nhiễm ốc bươu vàng, tăng 1.525 ha so với tuần trước, với tỷ lệ phổ biến 2 - 5 con/m2, nơi cao > 6 con/m2 với diện tích 350 ha).

KHUYẾN CÁO

Trên lúa:

-Rầy nâu phun Applaud 10WP với liều 80-100 ml/bình 16 lít, khi rầy tuổi 2, tuổi 3.

Trường hợp rầy di trú và gối lứa phun Applaud 10WP + Hopsan 75ND, hoặc phun Applaud 10WP+Oncol 20EC, phun khi rầy ở tuổi 2-3.

-Ốc bươu vàng diệt cỏ và ốc cùng lúc với bộ HAI-SH (thuốc trừ cỏ Sirius 10WP + thuốc trừ ốc Honeycin 6GR) + cử phân đầu vào 3 - 7 ngày sau sạ.

-Bệnh đạo ôn lá phun Beam 75WP khi bệnh chớm xuất hiện.

-Đạo ôn cổ bông phun ngừa Beam 75WP 2 lần vào trước trổ và sau khi trổ đều.

-Bệnh bạc lá do vi khuẩn phun Bonny 4SL khi bệnh chớm xuất hiện.

-Bệnh lem lép hạt sử dụng Catcat 250C, Aviso 350SC, phun 2 lần vào trước và sau trổ.

Cây trồng khác:

-Cà phê: Bệnh gỉ sắt phun Nicozol 12,5WP.

-Hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, phun tưới Oncol 25WP, bệnh chết nhanh phun Manozeb 80WP.

Rau dưa:

-Sâu tơ phun Xentari 35WDG, Atabron 10WP khi sâu tuổi nhỏ.

-Sâu xanh da láng phun Ammate 30WDG, Lannate 40SP khi sâu tuổi nhỏ.

-Bệnh sương mai cà chua phun Gekko 20SC, Ridozeb 72WP khi bệnh chớm xuất hiện.

Xem thêm
Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất