| Hotline: 0983.970.780

Dự báo sâu bệnh tuần từ 27/5 - 3/6

Thứ Hai 27/05/2013 , 10:42 (GMT+7)

Rầy nâu tiếp tục di trú. Cần theo dõi diễn biến rầy nâu di trú để xuống giống đồng loạt tập trung “né rầy” đợt cuối, tránh rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.

1. Các tỉnh phía Bắc

a) Trên lúa

- Rầy nâu - rầy lưng trắng: Tiếp tục hại diện rộng trên lúa chắc xanh, đỏ đuôi thu hoạch; gây cháy cục bộ. Tập trung chỉ đạo theo dõi và thực hiện chống cháy rầy cuối vụ bằng một trong các loại thuốc tiếp xúc; thu hoạch lúa khi đã chín theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

- Ngoài ra theo dõi và phòng trừ chuột, bệnh lem lép hạt, bọ xít dài, sâu đục thân 2 chấm trên lúa trỗ muộn.

b) Chuẩn bị SX vụ HT: Thực hiện vệ sinh đồng ruộng; tổ chức chỉ đạo và thực hiện đồng loạt ra quân diệt chuột trước vụ SX; theo dõi và phòng chống bệnh lùn sọc đen trên mạ, lúa mới sạ tại một số tỉnh Bắc Trung bộ.

c) Trên mía: Bệnh chồi cỏ tiếp tục gây hại trên ruộng mía lưu gốc sau thu hoạch, hại nặng những ruộng chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa triệt để, ruộng trồng mới bằng giống không sạch bệnh. 

2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

- Sâu đục thân 2 chấm, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn... rải rác hại nhẹ trên lúa  ĐX muộn trỗ - chín, lúa xuân hè đứng cái - đòng trỗ.

- Bọ trĩ, sâu keo... phát sinh hại chủ yếu lúa HT giai đoạn mạ - đẻ nhánh.

- Chuột hại nhẹ chủ yếu trên lúa xuân hè giai đoạn đẻ nhánh và giống gieo lúa HT sớm.

3. Các tỉnh phía Nam

- Rầy nâu tiếp tục di trú. Cần theo dõi diễn biến rầy nâu di trú để xuống giống đồng loạt tập trung “né rầy” đợt cuối, tránh rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.

- Bệnh đạo ôn có chiều hướng gia tăng trên trà lúa đẻ nhánh đến đòng trổ, các tỉnh cần chú ý theo dõi để hướng dẫn nông dân phòng trị kịp thời.

- Chú ý sự gây hại của chuột trên tất cả các trà lúa ngoài đồng do điều kiện vụ HT rất thích hợp cho sự phá hại của chuột.

Ngoài ra, theo dõi và phòng trừ kịp thời bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, ốc bươu vàng, sâu cuốn lá nhỏ trên lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh; nhện gié, rầy phấn trắng ở giai đoạn lúa đẻ nhánh - đòng trỗ để có biện pháp phòng trị kịp thời.

KHUYẾN CÁO

Trên lúa:

- Rầy nâu phun Applaud 10WP, Hopsan 75ND, phun khi rầy ở tuổi 2 - 3. Trường hợp với áp lực rầy cao và gối lứa phun Applaud10WP + Oncol 20EC. Hoặc rải Wellof 3GR là 12 kg/ha.

- Bệnh lem lép hạt sử dụng một trong các thuốc sau: Aviso 350SC , Catcat 250EC, Carbenda supper 50SC, phun khi lúa đã trổ đều đến đỏ đuôi bông cái.

- Sâu cuốn lá nhỏ phun một trong các thuốc sau: Wellof 330EC, Altach 5EC, Nouvo 3,6EC, phun khi sâu tuổi nhỏ.

- Sâu đục thân phun Nurelle D25/2,5EC, Oncol 25WP, phun sau khi thấy bướm rộ 5 - 7 ngày.

- Ốc bươu vàng rải Honeycin 6GR.

- Bọ xít hôi (bọ hút,bọ xít dài) phun Suco 50EC khi bọ chớm xuất hiện.

- Nhện gié phun Takare 2EC khi mới xuất hiện hoặc phun ngừa trước trổ 10 - 15 ngày.

- Bệnh đạo ôn lá, thân phun Beam 75WP khi bệnh chớm xuất hiện.

- Đạo ôn cổ bông phun ngừa Beam 75WP 2 lần vào lúc lúa sắp trổ và sau trổ đều.

Trên cây trồng khác:

Cây chè: Rầy xanh phun Mospilan 3EC, Applaud 10WP phun khi rầy tuổi còn nhỏ.

Cà phê: Bệnh gỉ sắt (nấm vàng da cam) phun Nicozol 12,5WP ướt đều 2 mặt lá khi bệnh mới xuất hiện. Tùy tình hình bệnh, phun lập lại cách nhau 7 - 10 ngày.

Cây tiêu: Tuyến trùng rễ sử dụng Oncol 25WP tưới xung quanh gốc, rễ và tưới lại sau 7 ngày. 

Xem thêm
Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.