| Hotline: 0983.970.780

DỰ BÁO SÂU BỆNH TUẦN TỪ 5-11/12/2012

Thứ Hai 05/12/2011 , 08:53 (GMT+7)

1. Các tỉnh phía Bắc

a) Trên mạ và lúa chét: Sâu đục thân 2 chấm hại nhẹ và là nguồn phát sinh trên mạ giai đoạn tới.

b) Rau màu vụ đông

- Ngô: Rệp cờ, sâu đục thân, bệnh khô vằn tiếp tục phát sinh gây hại tăng.

- Rau họ hoa thập tự: Bọ nhảy, rệp, sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ, bệnh sương mai... hại tăng.

- Cà chua, khoai tây: Bệnh mốc sương hại tăng; bệnh xoăn lá, héo vàng, nhện, tiếp tục hại.

- Đậu tương: Sâu đục quả, bệnh sương mai, tiếp tục gây hại mức độ nhẹ.

c) Cây công nghiệp và cây ăn quả

- Cà phê, hồ tiêu: Rệp các loại, bệnh thán thư, khô cành trên cây cà phê, tuyến trùng, thối gốc rễ... tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ, nặng cục bộ ở những vườn cây lâu năm, chăm sóc, thoát nước kém và phòng trừ sâu bệnh không tốt.

- Cao su: Bệnh xì mủ, héo đen đầu lá, loét sọc miệng cạo... phát sinh gây hại nhất là những vườn bị gãy đổ.

- Mía: Bệnh chồi cỏ, bọ hung, rệp xơ trắng, sâu đục thân... tiếp tục phát sinh gây hại nếu công tác phòng trừ không tốt.

- Cây ăn quả: Bệnh greening: tiếp tục phát sinh gây hại đặc biệt những vườn cam già cỗi, chăm sóc kém, không thoát nước. Nhện các loại, bệnh chảy gôm, loét, sẹo, muội đen... tiếp tục phát sinh gây hại ở mức độ nhẹ đến trung bình.

- Vải, nhãn: Nhện lông nhung, bệnh sương mai, sâu đục gân... tiếp tục hại.

d) Cây lâm nghiệp

Sâu non thế hệ 3 tiếp tục vào nhộng và vũ hoá.

2. Nam Trung bộ và Tây Nguyên

a) Trên lúa

- Bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt, sâu CLN, sâu đục thân... tiếp tục gây hại trên lúa gieo, lúa lỡ vụ giai đoạn chắc xanh - chín.

- Bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh và gây hại trên lúa mùa và lúa rẫy ở Tây Nguyên và một số diện tích lúa gieo, lúa lỡ vụ ở các tỉnh đồng bằng.

- Bọ trĩ, sâu CLN, sâu năn... phát sinh hại cục bộ trên lúa đông xuân cực sớm giai đoạn mạ - đẻ nhánh.

- Chuột: Gây hại rải rác trên các trà lúa, co cụm vùng gò đồi khi có mưa lũ.

- OBV: Di chuyển và lây lan diện rộng theo nguồn nước.

b) Trên cây rau, màu

- Sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang... gây hại chủ yếu rau ăn lá; bệnh phấn trắng, bệnh mốc sương, dòi đục lá + quả... gây hại chủ yếu rau họ bầu bí; bệnh thán thư, bệnh héo xanh, sâu đục quả... hại chủ yếu rau họ cà tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên. Sâu đục quả, bệnh đốm lá, bệnh gỉ sắt... hại phổ biến lạc và đậu đỗ giai đoạn quả non - chắc quả ở Tây Nguyên.

- Trên ngô: Sâu đục thân + bắp, bệnh đốm lá, bệnh gỉ sắt, khô vằn... phát sinh hại phổ biến trên ngô vụ 2 giai đoạn trỗ cờ - phun râu ở Tây Nguyên.

c) Cây công nghiệp

- Trên cà phê: Bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, rệp, nấm hồng... tiếp tục hại phổ biến trên cà phê ở Tây Nguyên.

- Tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá-thối rễ, rệp sáp... hại tiêu chủ yếu ở Tây Nguyên.

- Điều: Sâu đục nõn, sâu phỏng lá, bọ xít muỗi, thán thư,…hại phổ biến trên cây điều giai đoạn chăm sóc –chùm hoa.

- Mía: Sâu đục thân, rệp, bệnh than, bệnh gỉ sắt... rải rác hại cục bộ mía vươn lóng – tạo đường. Sâu non bọ hung và xén tóc hại cục bộ mía vùng ổ dịch ở Gia Lai.

3. Các tỉnh phía Nam

- Dự báo tuần tới rầy tiếp tục phát triển ở tuổi 2-4, các tỉnh cần theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy nâu ngoài đồng trên các trà lúa mùa, tổ chức vận động nông dân phun trừ rầy nâu tại những ruộng lúa có mật số cao nhằm tránh thiệt hại do rầy nâu gây ra, và di trú mang mầm bệnh vàng lùn, LXL nhất là ở các tỉnh ĐNB theo gió mùa đông bắc đến các trà lúa đông xuân mới gieo sạ ở ĐBSCL. Cần thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm bệnh để phòng trị bệnh đạo ôn kịp thời, hiệu quả bằng các loại thuốc đặc trị phun xịt theo ’"4 đúng” khi bệnh chớm xuất hiện đối với đạo ôn lá trước và sau trổ 7 ngày đối với đạo ôn cổ bông.

- Xử lý vôi, thau rửa đất đối với những diện tích có nguy cơ ngộ độc hữu cơ cao; áp dụng các biện pháp tổng hợp để diệt trừ ốc bươu vàng ngay từ đầu vụ.

- Theo dõi kết quả rầy vào đèn để tổ chức, hướng dẫn nông dân xuống giống đông xuân theo hướng tập trung đồng loạt, né rầy theo lịch khuyến cáo của ngành Nông nghiệp.

Ngoài các đối tượng trên, cần lưu ý sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá ở giai đoạn đẻ nhánh - đòng. 

KHUYẾN CÁO

- Rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ hại lúa; rầy chổng cánh truyền bệnh Greening trên cây có múi: Applaud 10WP, Hoppecin 50EC, Altach 5EC phun ngừa lúc cây ra lộc non.

- Nhện vàng, nhện đỏ cam chanh, nhện lông nhun nhãn vải, bọ trĩ, bọ cánh tơ hại chè: Takare 2EC, Mospilan 20SP, 3EC.

- Sâu cuốn lá, sâu đục thân lúa; sâu tơ, sâu xanh rau; dòi đục thân ngô, sâu cuốn lá đậu tương; sâu khoang hại lạc: Altach 5EC, Nouvo 3,6EC, Oncol 20EC, Nurelle D25/2,5 EC.

- Đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông lúa: Beam 75WP phun khi bệnh chớm xuất hiện.

- Khô vằn, lem lép hạt lúa; khô vằn ngô, nấm hồng cà phê, thán thư rau màu và cây trồng khác: Vali 3SL, 5SL, Carbenda supper 50SC, Catcat 250EC.

- Bệnh xì mủ, nứt thân, héo đen đầu lá, loét miệng cạo trên cao su; bệnh chảy gôm, muội đen cây có múi: Ridozeb 72WP, Manozeb 80WP, Carbenda supper 50SC. Loét trên cây có múi do vi khuẩn; bạc lá lúa: Bonny 4SL + Carbenda supper 50SC.

- Khô cành khô quả, thán thư, gỉ sắt cà phê: Carbenda supper 50SC, Cazyper 125SC.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm