| Hotline: 0983.970.780

DỰ BÁO SÂU BỆNH TUẦN TỪ 6-12/11/2011

Thứ Hai 07/11/2011 , 10:20 (GMT+7)

1. Các tỉnh phía Bắc

a) Cây vụ đông: Cần theo dõi và phòng trừ ở những diện tích có mật độ, tỷ lệ cao.

Cây rau họ hoa thập tự: Sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy, rệp... hại tăng.

Cây ngô: Châu chấu, sâu cắn lá, rệp cờ; sâu đục thân; bệnh khô vằn... tiếp tục phát sinh gây hại ở mức độ nhẹ.

Cây lạc, đậu tương: Bệnh héo vàng, rệp muội, sâu khoang, sâu xanh... tiếp tục gây hại nhẹ. Sâu cuốn lá, giòi đục thân... hại tăng.

b) Cây ăn quả:

- Bệnh greening: Tiếp tục phát sinh gây hại, đặc biệt những vườn cam già cỗi, chăm sóc kém, không thoát nước. Nhện trắng, nhện đỏ, sâu vẽ bùa... tiếp tục hại. Trên vải, nhãn: Sâu đục gân lá, nhện lông nhung, bệnh sương mai... tiếp tục hại.

c) Cây mía: Bệnh chồi cỏ, bọ hung, rệp xơ trắng, sâu đục thân... tiếp tục phát sinh gây hại nếu công tác phòng trừ không tốt.

d) Cây lâm nghiệp:

- Sâu non thế hệ 3 tiếp tục vào nhộng và vũ hoá.

- Sâu ăn lá, bệnh muội đen trên cây keo tiếp tục phát sinh gây hại ở mức độ nhẹ.

2. Nam Trung bộ và Tây Nguyên

a) Trên lúa

- Sâu CLN, sâu đục thân... gây hại trên lúa gieo giai đoạn đòng trổ.

- Bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh và gây hại trên lúa mùa và lúa rẫy ở Tây Nguyên và một số diện tích lúa gieo, lúa vụ 10 ở các tỉnh đồng bằng.

- Sâu CLN, sâu năn... phát sinh hại cục bộ trên lúa đông xuân cực sớm giai đoạn mạ - đẻ nhánh.

 b) Cây trồng khác

 Cây rau màu:

- Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, sâu khoang, bệnh trên thân-lá-rễ... gây hại chủ yếu rau ăn lá; bệnh phấn trắng, bệnh mốc sương, bọ trĩ... gây hại chủ yếu rau họ bầu bí; bệnh héo xanh, bệnh thán thư, sâu đục quả... hại chủ yếu rau họ cà tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên.

- Sâu đục quả, bệnh hại thân, lá, sâu ăn lá... hại chủ yếu đậu đỗ giai đoạn quả non - chắc quả ở Tây Nguyên.

- Sâu đục thân+bắp, bệnh đốm lá, bệnh gỉ sắt, khô vằn... phát sinh hại phổ biến trên ngô vụ 2 giai đoạn trỗ cờ-phun râu ở Tây Nguyên.

- Cây công nghiệp:

- Bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, rệp, nấm hồng... tiếp tục hại phổ biến trên cà phê ở Tây Nguyên.

- Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá-thối rễ, rệp sáp... hại tiêu chủ yếu ở Tây Nguyên.

- Sâu đục nõn, sâu phỏng lá, bọ xít muỗi, thán thư… hại phổ biến trên cây điều giai đoạn chăm sóc.

- Sâu đục thân, rệp, bệnh than, bệnh gỉ sắt... rải rác hại cục bộ mía vươn lóng – tạo đường. Sâu non bọ hung và xén tóc hại cục bộ mía vùng ổ dịch ở Gia Lai.

3. Các tỉnh phía Nam

- Trong tuần tới rầy nâu trên đồng ruộng phổ biến tuổi 5 đến trưởng thành và đến cuối tuần sẽ bắt đầu di trú, trên lúa giai đoạn đẻ nhánh rầy chủ yếu gây hại nhẹ, lúa giai đoạn đòng trổ có thể nhiễm trung bình.

Đối với các địa phương chuẩn bị xuống giống lúa ĐX 2011-2012: cần theo dõi lịch xuống giống né rầy ở địa phương, nhằm đảm bảo “gieo sạ tập trung đồng loạt, né rầy”. Chú ý vận động nông dân làm tốt vệ sinh đồng ruộng, áp dụng triệt để kỹ thuật canh tác lúa “3 giảm 3 tăng”, quản lý dịch hại IPM và biện pháp phun thuốc “4 đúng” để tránh sự bộc phát dịch hại ở giai đoạn sau.

- Bệnh đạo ôn tiếp tục phát sinh và gây hại trên trà lúa đẻ nhánh đến làm đòng. Chú ý theo dõi những ruộng sử dụng giống nhiễm, sạ dày, bón thừa đạm, nếu trên lá có xuất hiện vết bệnh điển hình thì tiến hành phun thuốc đặc trị bệnh đạo ôn. Đối với bệnh đạo ôn cổ bông có thể phun ngừa bệnh bằng các loại thuốc đặc trị trước và sau trổ 7 ngày.

KHUYẾN CÁO

- Rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ: Applaud 10WP phun khi rầy ở tuổi 2-3. Rầy di trú mật số cao, gối lứa phun hỗn hợp Applaud 10 WP+Altach 5EC.

- Sâu đục thân, sâu cuốn lá lúa: Altach 5EC, Nouvo 3,6EC, Oncol 20EC,25WP, Nurelle D25/2,5 EC. Sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, bọ nhảy, dòi đục lá, rệp... hại rau, sâu đục thân bắp: Altach 5EC, Nouvo 3,6EC, Oncol 20EC.

- Lúa vừa nhiễm rầy vừa nhiễm sâu đục thân, sâu cuốn lá, tuyến trùng phun hỗn hợp Oncol 25WP+Altach 5EC.

- Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông: Beam 75WP thuốc đặc trị đạo ôn, phun ở giai đoạn mạ đến làm đòng để trừ đạo ôn lá khi bệnh chớm xuất hiện. Đạo ôn cổ bông, phun ngừa trước trổ và khi lúa trổ đều.

- Khô vằn: Vali 3SL, Vali 5SL, Catcat 250EC phun khi bệnh chớm xuất hiện; vàng lá chín sớm, lem lép hạt: Carbenda supper 50SC; bạc lá: Dùng Bonny 4SL.

- Trên ruộng xuất hiện cung lúc các bệnh bạc lá, vàng lá chín sớm, khô vằn, đạo ôn, đốm nâu dung hổn hợp thuốc: Carbenda supper 50SC + Bonny 4SL + Beam 75WP.

- Bệnh thán thư trên các loại cây trồng, gỉ sắt, vàng lá khô cành, rụng quả cà phê, thối gốc cây rau: Dùng Carbenda supper 50SC, Manozeb 80WP.

- Nhện vàng, nhện đỏ cam chanh, nhện lông nhung nhãn vải, bọ trĩ: Takare 2EC.

Xem thêm
Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất