| Hotline: 0983.970.780

Dự báo sâu bệnh tuần từ 9-15/2/2009

Thứ Hai 09/02/2009 , 09:15 (GMT+7)

* Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phía Nam cần điều tra, nắm vững tình hình phát sinh phát triển của rầy nâu và bệnh đạo ôn sau Tết Nguyên đán.

1. Bắc bộ

- Mạ, lúa mới cấy: Ốc bươu vàng, chuột, tuyến trùng hại cục bộ.

- Trên cây trồng cạn:

+ Rau: Bọ nhảy, sâu tơ, sâu xanh hại tăng. Rệp, bệnh sương mai... tiếp tục hại.

+ Cà chua, khoai tây: Bệnh mốc sương, bệnh héo xanh... tiếp tục hại trên cà chua & khoai tây.

+ Cam, chanh: Bệnh greening, sâu đục thân tiếp tục hại.

+ Vải, nhãn: Nhện lông nhung, bệnh sương mai… tiếp tục hại.

2. Bắc Trung bộ

+ Lúa: Sâu bệnh tiếp tục phát sinh nhẹ trên lúa chiêm và xuân sớm.

+ Ngô đông: Trên ngô xuân sớm sâu xám, sâu ăn lá gây hại rải rác.

+ Mía: Đối với bệnh chồi cỏ cần vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy nguồn bệnh, không trồng các hom giống có mang nguồn bệnh.

+ Cà phê, hồ tiêu: Rệp sáp, bệnh khô cành, khô quả, thán thư, vàng lá tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ, nặng cục bộ một số vườn.

+ Bệnh thối gốc rễ, tuyến trùng, rệp sáp... tiếp tục gây hại nặng ở Quảng Trị trên cây hồ tiêu.

+ Các dịch hại trên tiếp tục gây hại ở mức độ nhẹ trên cao su, keo lá tràm...

3. Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên

Lúa:

- Bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn lá, cổ bông, RN, RLT... gia tăng gây hại, nặng cục bộ trên lúa ĐX sớm.

- Sâu CLN, sâu đục thân, sâu keo, sâu gai... hại nhẹ trên lúa ĐX giai đoạn đẻ nhánh.

- Ruồi đục nõn, bọ trĩ hại trên lúa ĐX muộn, rải rác nặng cục bộ.

- Chuột: Hại rải rác trên các trà lúa, gia tăng gây hại trên lúa đẻ nhánh và các ruộng ven làng, gò đồi.

- OBV: Di chuyển và lây lan rộng theo nguồn nước.

- Cây trồng khác:

+ Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, sâu khoang, bệnh trên thân-lá-rễ... gia tăng hại chủ yếu rau ăn lá ở các vùng trồng rau; bệnh lở cổ rễ, sâu xám, sâu khoang... hại chủ yếu rau vụ ĐX giai đoạn cây con.

+ Bệnh lở cổ rễ, sâu xám, sâu xanh hại rải rác cục bộ đậu đỗ và lạc giai đoạn cây con-phân cành.

+ Sâu xanh, sâu xám hại ngô giai đoạn cây con-phát triển thân lá.

+ Cà phê: Bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, rệp... tiếp tục hại phổ biến trên cà phê ở Tây Nguyên.

+ Hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá thối rễ, rệp sáp... hại chủ yếu (Tây Nguyên).

+ Mía: Sâu non bọ hung và xén tóc tiếp tục gây hại trên mía ở Gia Lai. Sâu đục thân, bệnh rượu lá, rệp bẹ… hại phổ biến trên mía chín-thu hoạch.

+ Điều: Sâu đục nõn, sâu phỏng lá, bọ xít muỗi, bệnh thán thư… hại phổ biến trên cây điều giai đoạn ra lộc-hoa.

+ Bệnh lở cổ rễ, sâu xanh, sâu xám hại chủ yếu bông giai đoạn cây con-phát triển thân lá ở các tỉnh đồng bằng.

4. Nam bộ

- Rầy nâu: Rầy tuổi 4-5 tiếp tục phát triển, cục bộ một số vùng có mật số cao. Rầy vẫn còn tiếp tục phát triển gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trổ, đặc biệt là những ruộng sạ dầy, phun nhiều thuốc trừ sâu đầu vụ, nếu không phun xịt tốt có khả năng xảy ra cháy rầy cục bộ. Do lúa đông xuân sớm vào giai đoạn thu hoạch nên rầy trưởng thành sẽ di trú sang các trà lúa giai đoạn mạ - làm đòng.

- Bệnh VL, LXL: Dự báo trong thời gian tới diện tích nhiễm bệnh VL, LXL trong tuần vẫn còn khả năng tiếp tục gia tăng trên lúa đông xuân 2008-2009. Do vậy các địa phương cần tiếp tục duy trì và tăng cường các biện pháp phòng trị tích cực đối với bệnh VL, LXL.

- Bệnh đạo ôn lá: Hiện nay điều kiện thời tiết rất thích hợp cho bệnh đạo ôn phát triển, nhất là bệnh đạo ôn lá trên các trà lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh và có khả năng sẽ bộc phát mạnh trên các chân ruộng sinh trưởng tốt, gieo sạ dày, bón thừa phân đạm.

Trên những giống nhiễm đạo ôn cổ bông (OM 1490, OM 3536, OM 2514, IR 50404 (lá xanh), VD 95-20...) cần phun ngừa vào lúc lúa trổ khoảng 5% và phun lần 2 khi lúa trổ đều.

Đề nghị Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phía Nam cho cán bộ điều tra, nắm vững tình hình phát sinh phát triển của rầy nâu và bệnh đạo ôn sau Tết Nguyên đán để có hướng chỉ đạo kịp thời, không để các đối tượng sâu bệnh trên làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lúa.

Cần lưu ý sự xuất hiện của sâu cuốn lá nhỏ trên trà lúa ĐX giai đoạn đẻ nhánh và các đối tượng xuất hiện cục bộ như nhện gié, sâu đục bẹ...

Khuyến cáo của H.A.I: Trừ RN tuổi 4, 5 trên lúa đòng trổ đến chín có thể sử dụng Oncol 25WP, 20EC, Hoppecin 50EC, Hopsan 75ND. Trừ đạo ôn dùng Beam 75WP.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm