| Hotline: 0983.970.780

Đu đủ ruột vàng Carinosa

Thứ Tư 07/10/2015 , 21:25 (GMT+7)

Đu đủ Carinosa rất dễ trồng, ít bị bệnh vàng xoăn ngọn (còn gọi bệnh đốm vòng), cho năng suất cao, giá bán cao hơn các giống đu đủ ruột đỏ từ 500 - 2.000 đồng/kg tùy từng thời điểm.

Những ngày đầu tháng 10, khi đến ấp Tân Phú, xã Tân Hòa, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long chúng tôi được nghe ông Nguyễn Hồng Thi hồ hởi kể hiệu quả chuyện trồng đu đủ Carinora của Cty Hai mũi tên đỏ trên mấy công ruộng của gia đình.

Bắt đầu trồng từ tháng 3 đến tháng 8/2015 chỉ với 250 gốc đu đủ Carinosa, ông Thi đã thu hoạch được 25 tấn, giá bán bình quân 5.000 - 6.000 đồng/kg, thu nhập được trên 130 triệu đồng.

Sau khi trừ chi phí phân bón, thuốc BVTV và hạt giống hết 15 triệu đồng, ông đã thu lãi được trên 115 triệu đồng và vườn đu đủ vẫn còn tiếp tục cho trái. Đây quả là một thành quả ngoài sức mong đợi.

“Phải nói rằng giống đu đủ Carinosa rất dễ trồng, ít bị bệnh vàng xoăn ngọn (còn gọi bệnh đốm vòng), cho năng suất cao, giá bán cao hơn các giống đu đủ ruột đỏ từ 500 - 2.000 đồng/kg tùy từng thời điểm.

Điều đáng nói là thu hoạch đến cổ bông thứ hai mà trái vẫn to đẹp. Thấy có hiệu quả cao nên tháng 5 vừa rồi, tui trồng thêm 450 cây đu đủ Carinosa nữa”, ông Thi nói.

08-46-18_h2
Giống đu đủ ruột vàng Carinosa của Cty Hai mũi tên đỏ

“Giống đu đủ ruột vàng F1 Carinosa có nguồn gốc từ Thái Lan. Đây là giống có nhiều ưu điểm về mặt canh tác và trong khâu tiêu thụ, đang mang lại thu nhập cao cho nhà vườn. TGST từ trồng đến thu hoạch lần đầu khoảng 6,5 -7 tháng, sau đó cây vẫn tiếp tục sinh trưởng và thời gian thu hoạch có thể kéo dài đến 18 - 20 tháng.
Năng suất trung bình đạt 80 - 120 kg/cây, tương đương 20 - 25 tấn trên 1.000 m2. Giống có khả năng chống chịu tốt với bệnh đốm vòng, đây là bệnh phổ biến và gây hại đáng kể trên cây đu đủ hiện nay” - Th.S Lê Thị Hương Vân, GĐ Phát triển sản phẩm Cty Hai Mũi tên đỏ.

Được biết, tại miền Trung, ông Phan Trái ở thôn Bầu Tròn, xã Đại An, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam cũng trồng 4.000 m2 giống đu đủ Carinosa.

Trong quá trình canh tác, ông nhận thấy cây khỏe, cho năng suất cao, ít bị bệnh, ít tốn công và ít đầu tư chăm sóc, giá bán cao hơn các giống ruột đỏ 700 -2.000 đ/kg.

Một năm sau khi trồng ông thu được khoảng 40 kg trái/cây, thu hoạch kéo dài 12 tháng thì thu được khoảng 100 kg trái/cây. Giá bán trái tươi bình quân 5.000 - 7.000 đ/kg, giá bán trái chín bình quân 9.000 - 12.000 đ/kg.

Trừ hết các khoản chi phí, ông Trái thu lãi được khoảng 150 - 160 triệu đồng/ha. Dự kiến sang năm 2016, ông tiếp tục trồng mới 5.000 m2 đu đủ Carinosa.

Anh Võ Hữu Công, cán bộ của Cty Hai mũi tên đỏ cho biết, hầu hết diện tích trồng đu đủ ở vùng ĐBSCL và Đông Nam bộ là giống đu đủ ruột vàng chất lượng cao Carinosa do chính doanh nghiệp cung cấp.

Năm 2014, rất nhiều bà con nông dân ở các tỉnh, TP Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ... đã thành công từ trồng giống đu đủ này do đạt năng suất cao lại được giá. Hiệu quả từ trồng đu đủ Carinosa đều đạt được trên 150 triệu đồng/ha.

“Cty Hai mũi tên đỏ luôn đồng hành cùng bà con nông dân để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tư vấn kịp thời về phòng trừ dịch hại nên hầu hết các ruộng trồng đu đủ Carinosa đều đạt hiệu quả kinh tế cao", anh Công nhấn mạnh.

Theo tìm hiểu, giống đu đủ F1 Carinosa hiện đang được trồng rộng rãi ở nhiều địa phương. Tại ĐBSCL có tỉnh Tiền Giang, Long An, Cần Thơ; tại khu vực Đông Nam bộ có tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương; còn tại miền Trung là tỉnh Quảng Nam, Khánh Hòa, Quãng Ngãi, TP Đà Nẵng...

Với đặc điểm có vị ngọt đậm, thịt chắc, dày thịt, thịt có màu vàng đẹp và đặc biệt là chịu được vận chuyển xa và bảo quản được lâu nên được thương lái và người tiêu dùng rất ưa chuộng.

Trọng lượng trái vừa phải, bình quân 1,5 - 2,5 kg/trái rất tiện lợi và phù hợp cho người tiêu dùng sử dụng ăn tươi và cung cấp cho các nhà máy chế biến.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm