| Hotline: 0983.970.780

Dự luật về rượu, bia 'tựa như dáng đi xiêu vẹo'

Thứ Năm 23/05/2019 , 11:44 (GMT+7)

Đó là nhận xét của ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) về dự thảo mới nhất Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia tại nghị trường Quốc hội ngày 23/5.

ĐB Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên).


Tại sao không đưa nội dung nước uống có cồn vào dự thảo luật?

Theo ĐB Phạm Thị Minh Hiền, chúng ta chỉ có thể giảm tác hại của rượu, bia thông qua việc giảm sử dụng nó.

Trước  kỳ họp thứ 7, bà Hiền đã tiến hành một cuộc khảo sát, phỏng vấn sâu đối với nhóm trẻ em từ 12 - 16 tuổi về các loại thức uống mà các cháu đang dùng. Kết quả, có tới 83% câu trả lời đều dẫn đến các loại đồ uống có cồn; có tới 87,6% trẻ em không nhận biết được các loại đồ uống có cồn từ 4,5% trở lên.

70% số trẻ em khi được phỏng vấn sâu về cảm giác sau khi uống đồ uống có cồn đều trả lời rằng, “con thấy lâng lâng”, “con thấy hơi chóng mặt, tim đập nhanh”.

“Nhưng nguy hại ở chỗ, gần 80 trẻ em đều lựa chọn vẫn tiếp tục sử dụng đồ uống có cồn. Vì nó được giới thiệu, quảng cáo là nước trái cây có ga, nước hoa quả lên men”, bà Hiền chia sẻ

“Như vậy, các hình thức quảng cáo đã tự do đánh tráo khái niệm, cung cấp thông tin không chính xác, thông tin sai sự thật về rượu, bia đối với sức khoẻ”, bà Hiền nhận định

Từ những dẫn chứng trên, bà Phạm Thị Minh Hiền, đặt câu hỏi với cơ quan lập pháp: “Tại sao nội dung về đồ uống có cồn không được đưa vào quy định của dự thảo Luật?” Báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội lý giải rằng: “Vì cụm từ này chưa được phổ biến trong xã hội”. Bà Hiền cảm thấy rất ngạc nhiên vì dự thảo này vô tình xem nhẹ sức khoẻ của người tiêu dùng, nhất là các đối tượng yếu thế như trẻ em, phụ nữ.

Cũng theo nữ ĐBQH tỉnh Phú Yên, thị trường hiện nay rất phổ biến các loại bia có nồng độ cồn từ 4,2 - 5%. Các tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới đã nêu rõ: “Bia là đồ uống phổ biến ở Việt Nam”. Trước  tình hình các nhà sản xuất quảng cáo, tiếp thị rượu bia bừa bãi như hiện nay, thì nghiễm nhiên nó sẽ là lựa chọn chính khi giới trẻ bắt đầu làm quen với đồ uống có cồn.

“Tôi đề nghị Luật cần quy định nồng độ cồn từ 4% trở lên, thay cho mốc 5,5% và khung giờ quảng cáo cần phải điều chỉnh lại từ 18 - 21 giờ”.

“Dự thảo luật mới nhất lại bỏ qua các yếu tố kỹ thuật cần thiết, chân nọ xọ chân kia tựa như dáng đi siêu vẹo, không còn vững vàng về khung pháp lý được xem như là xương sống, là trục lái của một bộ luật. Sự cứng rắn của một bộ luật đã bị mất ở dự thảo lần này”, ĐB Hiền cho biết.

Bà cũng đề nghị cần đề cao trách nhiệm trong xây dựng dự thảo luật, không bỏ quên trẻ em, thanh thiếu niên, những người yếu thế lãnh hậu quả nặng nề của tác hại rượu trước khi bấm nút thông qua.
 

Chưa thoả đáng, thiếu thuyết phục

Đồng tình với quan điểm trên, ĐB Phạm Trọng Nhân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương) nhận định: Từ một dự thảo Luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia khá chặt chẽ, được xây dựng trên luận cứ khoa học, các quy định được xem là xương sống của dự luật như cấm bán, quảng cáo rượu, bia trên internet; hay quy định về khung giờ cấm bán rượu bia lại bị đẩy ra ngoài, làm cho những vấn đề được đặt ra tại kỳ họp thứ 6, dù đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải trình nhưng chưa thoả đáng, thiếu thuyết phục.

Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương).

“Chúng ta sẽ rất đau khi nhận thấy sự giằng xé giữa lợi ích kinh tế và sức khoẻ cộng đồng. Trong đó, một trong những quy định quan trọng bị đẩy ra khỏi dự thảo luật là cấm bán rượu bia từ 15 độ cồn trở lên trên Internet”.

Mặc dù dự luật quy định quảng cáo rượu bia theo hình thức thương mại điện tử, đồng thời, ban hành cả quy định về việc kiểm soát độ tuổi (đối với người 18 tuổi) tiếp cận, truy cập, tìm kiếm liên quan đến quảng cáo bia, rượu.

Tuy nhiên, giống như các trang “web đen”, trang thông tin phản động, đồi truỵ, phi văn hoá, chúng ta cũng có quy định rất khắt khe để kiểm soát, nhưng thực tế đến nay vẫn chưa làm được. 

“Nguồn lực kiểm soát thông tin trên Internet chưa đảm bảo, nhưng luật vẫn cho phép quảng cáo bán bia, rượu trên Intrenet là điều phi lý. Liệu đây là sự mua bán, sự cài cắm hay sự thiếu sót đầy chủ ý về mặt lập pháp”, đại biểu Phạm Trọng Nhân đặt dấu hỏi.

Đại biểu Ksor H’Bo Khăp (Gia Lai) bình luận: Tôi thấy dự thảo này không khả thi khi đưa vào áp dụng trong thực tế cuộc sống.

Đại biểu Ksor H’Bo Khăp (Gia Lai).

Ví dụ, dự luật đưa ra quy định “cấm quảng cáo rượu bia từ 15% độ cồn trở lên”. Vậy thì rượu, bia dưới 15% độ cồn thì sao? Tác hại của rượu, bia phụ thuộc vào thể trạng của từng người. Nên cần phải quy định lại về vấn đề đo nồng độ cồn. Bởi “có người chỉ uống 1 ly thôi là tắc thở, nhưng có người uống 1 lít cũng không sao”.

Theo ĐB Ksor H’Bo Khăp, dự luật chưa đưa ra khái niệm thế nào là rượu, bia lậu, giả và cơ quan nào sẽ xác định được rượu bia giả, nhập lậu. Bởi ở vùng sâu, xa, dân tộc thiểu số có lưu hành tỷ lệ rượu lậu, rượu giả khá nhiều. Đồng thời bà cho rằng, dự luật về rượu bia lần này cần phải sửa đổi lại nội dung trước khi nhấn nút thông qua.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm