| Hotline: 0983.970.780

Dừa Bến Tre rớt giá không phải do lễ hội

Thứ Năm 31/10/2019 , 14:08 (GMT+7)

Tỉnh Bến Tre đã 4 lần tổ chức lễ hội dừa nhưng điều dư luận quan tâm là cứ mỗi lần tổ chức thì giá dừa lại rớt thê thảm. 

Sáng 31/10, tại TP Bến Tre, diễn ra buổi họp báo thông tin về các hoạt động trong khuôn khổ lễ hội dừa Bến Tre lần thứ V năm 2019. Theo đó, lễ hội sẽ được chính thức khai mạc từ ngày 16-20/11/2019. Được biết, kinh phí của lễ hội dừa năm nay khoảng 26 tỷ đồng, được vận động xã hội hoá 100%.

Buổi họp báo thông tin về khuôn khổ các hoạt động của lễ hội lần thứ V, do UBND tỉnh Bến Tre tổ chức sáng 31/10.

Năm nay, tỉnh Bến Tre tổ chức lễ hội dừa trong dịp giá dừa đang ở mức “khá”, lãnh đạo tỉnh giải thích sở dĩ chọn thời điểm 16/11 để tổ chức vì thời gian này trùng với ngày đại đoàn kết dân tộc để lễ hội mang tính cộng đồng cao. Còn vấn đề giá dừa lên xuống thì là do thị trường quyết định. Chính quyền không thể can thiệp được.

"4 lần trước, lễ hội dừa vào dịp giá xuống nên bà con cứ nghĩ là tại tổ chức nên giá dừa rớt. Nên dịp này tỉnh tổ chức vào thời điểm giá lên để bà con đừng có nghĩ vậy”, ông Nguyễn Văn Đức, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban tổ chức lễ hội dừa Bến Tre cho biết.

Hiện Bến Tre có vườn dừa khoảng 72 nghìn ha, dừa chiếm 50% diện tích dừa cả nước. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu dừa chỉ chiếm khoảng 20% giá trị sản xuất công nghiệp và 25% giá trị xuất khẩu của tỉnh với giá trị khoảng 200 nghìn USD. Thông qua lễ hội lần này, Bến Tre mong muốn cây dừa sẽ được các đối tác nước ngoài biết đến nhiều hơn nữa.

Ông Nguyễn Hữu Lập, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết:  “Chúng tôi mong muốn cây dừa sẽ ngày càng được các nước trên thế giới biết đến hơn nữa. Bến Tre cũng tự hào có công nghệ chế dừa tiên tiến. Nếu như 10 năm trước, công nghệ chế biến dừa của Bến Tre lạc hậu hơn Sri lanka khoảng 10 năm thì đến nay, các chuyên gia của Sri lanka cho biết công nghệ chế biến dừa của chúng ta đã đi trước họ 10 năm. Lãnh đạo tỉnh Bến Tre cũng mong muốn ngành dừa sẽ trở thành ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh với tỷ trọng ngày càng cao hơn”.

Một trong các tín hiệu vui đến từ lễ hội dừa năm nay được ông Nguyễn Văn Đức, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban tổ chức lễ hội dừa Bến Tre cho biết thêm: Vừa qua, Tập đoàn BigC đã đưa các sản phẩm dừa của Bến Tre vào hệ thống các siêu thị của Tập đoàn này trên toàn quốc. Sản lượng tiêu thụ khoảng 100 tấn/ngày.

Hiện BigC cũng đã cam kết đầu tư vào Bến Tre và đưa các sản phẩm dừa vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị của Tập đoàn. Nếu nông dân trồng dừa thực hiện các quy trình kỹ thuật canh tác an toàn hiệu quả được siêu thị chấp nhận tiêu thụ thì việc xuất khẩu ra các nước cũng sẽ rất dễ dàng.

Để tăng cường hỗ trợ người trồng dừa cũng như nâng cao chuỗi giá trị dừa, trong khuôn khổ lễ hội còn có các chuỗi hội thảo như: Nâng cao chuỗi giá trị dừa thích ứng biến đổi khí hậu, Giải pháp phát triển du lịch Bến Tre trên cơ sở liên kết các tỉnh thành ĐBSCL, các trường ĐH kỹ thuật với hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo...

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất