| Hotline: 0983.970.780

Đưa cán bộ khuyến nông làm thầy nông dân

Thứ Hai 12/07/2010 , 10:57 (GMT+7)

Triển khai đề án đào tạo nghề cho LĐNT đã và đang gặp những khó khăn gì?

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân
Triển khai đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã và đang gặp những khó khăn gì? NNVN đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó BCĐTW đào tạo nghề cho LĐNT.

Theo bà khó khăn lớn nhất là gì?

Đây là một đề án vừa mới được triển khai thí điểm và hoàn toàn mới mẻ. Như BCĐ TƯ về Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020 đã nhận định trong quá trình xây dựng đề án, khó khăn lớn nhất là làm sao người dân có thể nắm bắt được nội dung của đề án để thực hiện.

Bà có thể nói cụ thể hơn được không?

Hiểu biết của người dân từ xưa đến nay về đào tạo nghề còn ở mức độ hạn chế. Công tác tuyên truyền đến tận từng địa phương, từng hộ gia đình chắc chắn vẫn khá nan giải. Làm thế nào để người dân xác định được đây thực sự là một cơ hội. Những thắc mắc của họ bấy lâu nay như học nghề gì, học xong có việc làm hay không…đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thể phúc đáp. Tóm lại, khó khăn lớn nhất đó là quá trình đưa đề án tiếp cận trực tiếp đến người dân.

Vậy phân công nhiệm vụ của các ban ngành ra sao để thực hiện được mục tiêu này?

Chúng ta luôn phải xác định rằng, việc đào tạo nghề cho LĐNT là trách nhiệm của toàn xã hội. Từ TƯ đến địa phương, cho tới đội ngũ tuyên truyền. Khâu đầu tiên là phải tuyên truyền phổ biến các chính sách cụ thể của đề án. Mặt khác, chính quyền địa phương phải vào cuộc một cách thực sự quyết liệt. Nếu chính quyền vận động nhanh sẽ mở ra những vận hội mới hết sức rõ ràng.

Cụ thể như các tỉnh Nam Định, Phú Thọ…đều làm rất “ngon”. Khi đề án vừa triển khai, ngân sách TƯ chưa kịp phân bổ thì họ đã sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện rồi. Bởi đơn giản họ xác định được rằng, đề án này thực sự là cơ hội không thể tốt hơn không chỉ cho người dân mà cho cả kinh tế xã hội của tỉnh, của đất nước.

Như vậy địa phương sẽ giữ "vai" quyết định thành công của đề án?

Các địa phương cần điều tra, khảo sát nhu cầu của người dân trong chính địa phương mình. Phải nắm được tâm tư nguyện vọng xem họ muốn học nghề gì, nguồn nhân lực địa phương như thế nào. Qua đó có sự đánh giá và điều chỉnh đề án phù hợp. Dạy nghề trong làng nghề như ở Thái Bình, Nam Định thì phải như thế nào? Dạy nghề cho nông dân có đất nông nghiệp bị thu hồi như ở Phổ Yên (Thái Nguyên) phải làm sao?

Đó là những câu hỏi cần có sự khảo sát cặn kẽ trước khi thực hiện các chương trình đào tạo. Các cơ quan, Bộ ngành đến địa phương phải thực sự gắn kết thành một bộ máy hỗ trợ trực tiếp đến tận người dân.

Bộ NN-PTNT có văn bản trình chính phủ bổ sung cho đề án về việc “đưa cán bộ khuyến nông làm thầy nông dân”, đánh giá của bà ra sao?

Chúng ta cũng cần phải có những nghiên cứu sáng tạo để bổ sung cho đề án. Tôi hoan nghênh Bộ NN-PTNT đã có văn bản trình Chính phủ về việc đưa đội ngũ khuyến nông vào tham gia thực hiện đề án. Bởi như chúng ta đã biết, hiện tại có gần 17.000 cán bộ khuyến nông trên khắp cả nước, họ thực sự là những người thầy trực tiếp “miệng nói tay làm” chỉ bảo cho nông dân. Nếu kết hợp được đội ngũ này trong những khóa học ngắn hạn thực sự là việc làm quá hay. Họ là đội ngũ chủ lực trong quá trình đào tạo nghề cho nông dân.

Xin cảm ơn bà!

Bà Nguyễn Thị Ngân, TGĐ Cty TNHH Chế biến thực phẩm Phú Cường:  Năm trước, Cty chúng tôi đã phối hợp với Tổng cục Dạy nghề đào tạo 12 lớp dạy nghề thí điểm cho công nhân và LĐNT, 3 nghề chính chúng tôi đào tạo là: Nuôi đà điểu, trồng rau an toàn kết hợp nuôi cá, chế biến thực phẩm. Cty ứng vốn, con giống về chăn nuôi SX tại gia đình khi có sản phẩm Cty sẽ bao tiêu. Đây là mô hình khéo kín từ các khâu, tuy còn nhiều khó khăn nhưng bước đầu mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn cho các LĐNT

Ông Trần Văn Mỹ, PGĐ TT Đào tạo Vinataba, TCty Thuốc lá Việt Nam: Chúng tôi đã hoàn thành 3 lớp dạy nghề cho nông dân trồng thuốc lá tại Lạng Sơn và Ninh Thuận và sẽ tiếp tục triển khai 9 lớp ở các tỉnh Cao Bằng, Gia Lai. Kết quả kiểm tra sau khi học xong thì 100% tỷ lệ học viên đạt điểm khá, giỏi, trái ngược với điểm đầu vào rất thấp. Tuy vậy, tại Ninh Thuận, do đặc điểm là vùng đồng bào dân tộc, trình độ văn hóa còn hạn chế nên việc lựa chọn học viên mở lớp học là rất khó khăn. Cá biệt, thời gian mỗi tuần học một buổi mà có người còn không nhớ ngày mà đi học.

Ông Nguyễn Ngọc Trìu, Chủ tịch Hội Làm vườn VN:  Trồng cây gì, nuôi con gì…hiện nay đều cần đến kỹ thuật. Nếu được SX tại chỗ sẽ tạo điều kiện cho người SX hạ được giá thành nông sản, tăng tính cạnh tranh và đạt hiệu quả kinh tế, đồng thời sử dụng được LĐNT. Chúng tôi gọi đây là “ly nông bất ly hương”.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm