| Hotline: 0983.970.780

Đưa cây sachi vào canh tác

Thứ Hai 10/08/2015 , 09:49 (GMT+7)

Việc tìm ra hoặc bổ sung vào bộ giống cây trồng những đối tượng mới có triển vọng luôn được ngành Nông nghiệp coi trọng. Một trong những đối tượng mới đó là cây sachi./ Giấc mơ Sachi

Nhà báo Dương Đình Tường đã có loạt bài liên tục giới thiệu cặn kẽ về cây này đăng trên Báo NNVN. Đó là một đối tượng hoàn toàn mới và được đưa từ Nam Mỹ về thử nghiệm ở Việt Nam mới từ 2 năm nay.

Tôi đã đến thăm khu thực nghiệm trồng cây sachi của PGS.TS Nguyễn Thị Phương Thảo – nguyên Chủ nhiệm khoa Công nghệ sinh học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Trông xa, nó giống với cây trầu không hoặc cây hồ tiêu. Nó cũng cần cọc để bám và leo lên. Trên cao, người ta bắc giàn để nó vươn ra.

Cây rất dễ mọc và dễ sống. Nó giống như các loài cây hoang dã ta thường gặp ở các bìa rừng. Điều thú vị là nó ra hoa quanh năm, lúc nào trên cây cũng có hoa, có quả xanh và quả chín.

Như vậy là có thể thu hoạch quanh năm, tháng nào cũng có sản phẩm, tháng nào cũng thu được tiền. Điều này đối với bà con ta, đặc biệt là bà con vùng khó khăn thì đó như là một bảo bối.

Đơn vị đầu tiên đưa về Việt Nam là Tập đoàn Tâm Hoàng Việt. Nhằm đi sâu vào nghiên cứu và khai thác giống cây mới này, Tập đoàn đã thành lập ra Cty CP Sachivina. Cty này đã tiến hành khảo nghiệm cây sachi ở nhiều nơi như Tam Điệp (Ninh Bình), Ea Tu (Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk), Chiềng Cơi (Sơn La), Lương Sơn (Hòa Bình).

Đặc biệt, họ đã đầu tư và trồng tại Lào và Campuchia tới 3.000 ha cây sachi. Khi gặp tôi, Tổng GĐ của Tập đoàn – ông Nguyễn Mạnh Hùng cười ha hả và mời tôi sang ngay nước bạn để xem, sachi được trồng bạt ngàn.

Nghe anh nói mà tôi thấy áy náy. Vì sao các tập đoàn của ta cứ phải sang nước bạn thì mới làm được lớn? Vậy, ở mình có trồng lớn được không?!

Tôi đến thăm hộ nông dân trồng sachi đầu tiên ở thôn 3, xã Đông Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Đó là cơ sở của anh Dương Quốc Huy. Té ra, anh là ông chủ của một doanh nghiệp. Thế nhưng bản chất nông dân vẫn thấm đậm trong anh.

 Anh dành hẳn 2 ha để làm thử nghiệm trồng sachi. Đây là vùng đất đồi khô cằn, nghèo dinh dưỡng. Nó nằm bên vùng núi đá. Anh cho biết, lúc đầu cũng hoang mang lắm. Đặc biệt là đợt hạn hán vừa qua, các cây xung quanh chết hết, hồ nước cũng cạn trơ đáy thế mà các gốc sachi vẫn chịu được.

Sau đợt mưa vừa qua, cây lại đâm chồi nảy lộc lên xanh tốt, ngọn vươn dài. Tôi đi dọc theo vườn của anh. Cây nào cũng vươn lên tươi tốt. Ta không ngờ nó đã vượt qua được đợt nóng hạn khủng khiếp. Trên cây vẫn có quả, có hoa. Sau mưa, hoa ra chi chít.

 Anh Huy phấn khởi lắm. Anh nói, chỗ anh mà trồng được thì ở đâu cũng trồng được sachi. Người ta còn lấy ngọn sachi để nấu canh và lấy lá của nó để làm trà. Trà đó chữa được nhiều bệnh.

Tôi tới thăm cơ sở ươm giống sachi ở thành phố Buôn Ma Thuột. Cây 2 tháng tuổi đã cao tới nửa mét, đưa đi trồng rất tốt. Tôi đề nghị anh em tiếp tục thử nghiệm nhân giống sachi bằng giâm cành. Tôi tin là cây này cũng có thể nhân được bằng cách đó.

Sachi không kén đất trồng nhưng nó không chịu được đất bị úng nước. Nó có thể chịu được điều kiện nhiệt độ từ 7 - 48 độ C nhưng thích hợp nhất là từ 10 - 36 độ C, lượng mưa trung bình từ 800 - 1.500 mm/năm.

Chúng tôi cho rằng, vùng trung du và miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Trung, các tỉnh ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ đều có thể bố trí trồng sachi, trồng trên nương, trên các vùng đất cao, trồng trong vườn, trồng quanh hàng rào… Ta có thể trồng thuần hoặc trồng xen.

Hiện nay đang có hàng nghìn ha chuẩn bị cho việc trồng mắc ca. Mắc ca thì phải 3 năm mới bắt đầu cho quả. Vậy, ta nên trồng xen vào giữa 2 hàng mắc ca, cây sachi, cứ 1,5 m trồng 1 cây. Sachi chỉ 3 – 4 tháng sau đã ra hoa và 5 - 6 tháng sau đã cho quả. Nó sẽ cho quả liên tục quanh năm và cây cũng có thể sống được tới 20 - 30 năm.

Như vậy, chỉ nửa năm sau khi trồng là ta đã bắt đầu được thu quả. Cty Sachivina cho biết, năng suất năm đầu có thể đạt 1 tấn hạt/ha. Tới năm thứ 2 là 3 tấn hạt/ha và tới năm thứ 3 trở đi, nó có thể đạt từ 5 - 7 tấn hạt/ha. Với giá thu mua của Cty từ 30.000 – 40.000 đ/kg thì mỗi ha bà con có thể thu được từ 100 - 200 triệu đồng.

Cty nhận ký kết hợp đồng và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Đấy là điều mà tôi mừng nhất vì không phải lo đầu ra. Hiện nay còn một số địa phương mà chủ yếu là ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên đang loay hoay tìm cách nâng cao thu nhập cho dân để hoàn thành kế hoạch xây dựng nông thôn mới. Xin bà con hãy nghĩ tới cây này.

Ông TGĐ Tập đoàn Tâm Hoàng Việt cho phép tôi giới thiệu số điện thoại của ông (0989.336.699) để bà con có thể hỏi trực tiếp mọi vẫn đề về cây sachi.

Hiếm có một vị TGĐ nào dám mạnh dạn như ông. Họ đã có vài nghìn ha sachi trồng ở nước bạn. Nay họ muốn ở ta cũng có vài chục nghìn ha nữa. Họ đang làm nhà máy và rất cần nguyên liệu là hạt sachi.

Đây là cơ hội, là lối thoát tuyệt vời cho những vùng còn đầy khó khăn của chúng ta. Lãnh đạo các địa phương nên quan tâm và tổ chức sớm cho bà con bắt tay ngay vào việc. Sachi sẽ làm cho dân ta đổi đời.

* Ngày 21/8/2015 này, tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam sẽ có cuộc hội thảo lớn về cây sachi. Những người quan tâm rất nên tới dự. Hãy sớm liên hệ với họ để có giấy mời. (Điện thoại: 0902.024.889)

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm