| Hotline: 0983.970.780

Đưa cơ giới hóa vào khâu thu hoạch lạc

Thứ Năm 07/11/2019 , 08:15 (GMT+7)

Trung tâm Khuyến nông Bình Định vừa xây dựng mô hình áp dụng cơ giới hóa trong khâu thu hoạch lạc bằng giàn máy tuốt.

Mô hình được xây dựng tại xã Bình Thuận (huyện Tây Sơn) với 1 hộ tham gia. Giàn máy tuốt lạc trị giá gần 100 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 40% kinh phí, nông dân đối ứng 60%.

Qua triển khai thực hiện mô hình cho thấy, giàn máy có thể tuốt 1ha lạc trong vòng 10 giờ đồng hồ; trong khi theo kiểu tuốt truyền thống (đập) phải mất là 320 giờ đồng hồ mới tuốt xong 1ha lạc, giảm công lao động đến 32 lần.

Tuốt lạc theo phương pháp truyền thống vừa có chi phí cao vừa tốn công lao động.

Độ sạch sau khi tuốt bằng máy đạt 85%, tuốt theo truyền thống độ sạch đạt khoảng 65% bởi lẫn các tạp chất như lá lạc khô, rễ. Chi phí tuốt máy cho 1ha chỉ 1,2 triệu đồng, trong khi chi phí tuốt theo truyền thống là 8 triệu đồng/ha.

Từ hiệu quả của mô hình, ngành nông nghiệp Bình Định sẽ đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về hiệu quả của cơ giới hóa thu hoạch lạc; vận động nông dân mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp nhằm giảm thiểu công lao động.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất