| Hotline: 0983.970.780

Dứa giảm giá tệ hại

Thứ Hai 12/03/2012 , 10:51 (GMT+7)

Năm nay giá dứa giảm mạnh đã khiến nông dân Huyện Mường Khương (tỉnh Lào Cai), thất thu hàng chục tỷ đồng…

* Nông dân giảm thu không dưới 30 tỷ đồng

Huyện Mường Khương là vùng dứa tập trung lớn nhất tỉnh Lào Cai, mỗi năm thu hoạch chừng 12-13 nghìn tấn dứa, trị giá trên 70 tỷ đồng. Năm nay giá dứa giảm mạnh đã khiến nông dân thất thu hàng chục tỷ đồng…

Huyện Mường Khương có trên 700 ha dứa Queen, trồng tập trung ở xã Bản Lầu, khu vực Na Lốc- Cốc Phương nằm dọc biên giới Việt-Trung được trồng nhiều nhất với 600 ha. Do học tập được phương pháp trồng dứa trái vụ của Trung Quốc, thu hoạch vào vụ tháng 3 và tháng 12 nên giá dứa của Mường Khương bao giờ cũng cao. Năm 2011, giá dứa đầu vụ có lúc lên tới 5.500-6.000đ/kg, trung bình 4.000đ/kg. Nhiều hộ trồng dứa là đồng bào các dân tộc: Mông, Dao, Tày, Giáy…không chỉ thoát nghèo mà còn trở thành những tỷ phú "chân đất" vùng biên ải, như: Thào Dìn, Thào Minh, Thào Diu, Vàng Quang, Vàng Dìn, Vàng Phổng…mỗi năm thu từ 150-180 triệu tiền bán dứa.

Vụ dứa tháng 3 năm nay giá rớt thê thảm không thể tưởng tượng nổi. Mọi năm cứ sau Tết Nguyên đán, các thương nhân từ các tỉnh: Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hoá, Hà Nội…và phía bên kia biên giới cũng sang thu mua dứa. Có người đặt tiền mua cả nương trả tiền trước 5-6 tháng trời. Năm nay đang vào chính vụ thu hoạch mà người mua dứa rất thưa thớt. Gia đình ông Giàng Sinh, ở thôn Na Lốc 4, trồng hơn 50 nghìn gốc dứa, vụ dứa tháng 3 năm nay dự kiến thu 30-32 tấn dứa. Nếu giá dứa như mọi năm trung bình 4.000- 4.500đ/kg thì nương dứa nhà ông bán rẻ cũng được 120 triệu, có năm thu 140-150 triệu.

Song hiện tại, giá bán tại đường cái, loại quả to từ 0,5-0,7 kg/quả cũng chỉ được 2.100-2.200đ/kg, có hôm chỉ bán được 1.800đ/kg. Loại quả nhỏ mong bán được 1.000đ/kg cũng khó, đành bỏ thối trên đồi. Vàng Seo Dìn, ở thôn Bãi Chuối, trồng gần 10 ngàn gốc dứa, mọi năm chả có mà bán, năm nay mong có người đến hỏi mua cũng không có. Người đến hỏi chỉ trả 1.700đ/kg tại đồi, nếu mang xuống đường cũng chỉ được 2.100đ/kg. Chả còn cách nào khác anh đành bán. Vàng Seo Dìn lắc đầu ngán ngẩm: Nhà mình trồng ít dứa thôi, chủ yếu trồng chuối. Nếu giá dứa năm nay giảm thì giá chuối chưa biết thế nào, nếu cũng giảm nữa thì vụ sau chẳng có tiền mua phân bón đâu…

Ông Thào Diu thất vọng cho biết: Không chỉ vắng khách hàng trong nước, phía Trung Quốc cũng sang mua ít lắm. Mọi năm giá dứa bán cho người bên kia được hơn 1,2 - 1,5 Tệ/kg, năm nay cũng chỉ bán được 0,6-0,7 Tệ/kg. Trước đây họ mua cho các nhà máy chế biến hoa quả, nay họ mua về chủ yếu ăn tươi, nên giá cả chẳng được bao nhiêu…Gia đình Vàng Vư, mỗi năm thu khoảng 40-50 tấn dứa, thu chừng 180-200 triệu, năm nay gia dứa giảm bán khéo cũng chỉ được 80-100 triệu, giảm hơn một nửa so với mọi năm. Với giá dứa như hiện nay, thì vụ dứa tháng 3/2012 nông dân Mường Khương thiệt hại không dưới 30 tỷ.

Ông Nguyễn Mạnh Thành- Trưởng phòng NN-PTNT Mường Khương cho biết: Giá dứa năm nay giảm là do suy giảm kinh tế toàn cầu, các nhà máy chế biến dứa trong nước gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, phía Trung Quốc cũng vậy. Hiện tại giá dứa đã nhích lên 2.300- 2.400đ/kg, đã mang lại niềm tin cho bà con vào vụ dứa tháng 12…

Được biết, tỉnh Lào Cai đã trích một phần ngân sách địa phương để hỗ trợ cước vận chuyển cho người tiêu thụ dứa, tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân mua dứa, tiêu thụ dứa dễ dàng, hạn chế thiệt hại thấp nhất cho người trồng dứa.

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm