| Hotline: 0983.970.780

Dưa hấu lót lưới trên bờ bao ruộng lúa

Thứ Năm 13/06/2019 , 08:51 (GMT+7)

Tận dụng bờ bao ruộng lúa, ông Trần Văn Huynh ở ấp 7, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, Hậu Giang đã sáng kiến trồng dưa hấu bò lên giàn kiếm hàng chục triệu đồng/vụ.

Về xã Vị Thắng hỏi ông Hai Huynh hầu như ai cũng biết. Ông nổi tiếng không chỉ là một triệu phú nông dân mà còn ở sự sáng tạo trong SX. Trong đó, việc ông trồng dưa hấu trên bờ bao rồi làm giàn lưới cho dưa bò trên mặt nước là ví dụ điển hình.

Mô hình trồng dưa hấu leo giàn của ông Trần Văn Huynh mang lại hiệu quả cao.

Hôm gặp chúng tôi ông khoe: Vụ vừa rồi tôi kiếm hơn 60 triệu đồng chỉ sau 2 tháng trồng, chi phí thấp, ít công chăm sóc vậy là quá lời. Rồi còn lúa dưới ruộng, cá dưới mương...

Ông Hai Huynh kể trước đây khi ngành nông nghiệp Hậu Giang triển khai mô hình bờ hoa ruộng lúa theo công nghệ sinh thái ông thấy hiệu quả nên làm theo. Nhưng trồng hoa trên bờ mẫu chỉ bảo vệ được lúa giảm sâu bệnh, không thu được huê lợi gì thêm nên cũng hơi tiếc đất.

Vậy là năm 2012 ông nảy ra sáng kiến trồng dưa hấu trên bờ bao. Bởi theo ông, dưa hấu cũng có hoa, mà có hoa thì dụ thiên địch sẽ bảo vệ được lúa. Lúc đầu chỉ trồng thử vài trăm dây dưa hấu lấy trái để nhà ăn. Ai ngờ thu hoạch ăn không hết, đem ra chợ bán được gần 4 triệu đồng. Cả nhà thích quá nên mấy vụ sau trồng tiếp thêm trên các bờ bao ruộng lúa còn lại.

Dưa dấu trồng trên giàn lưới không bị sâu, ít thối, trái đạt loại 1 nên bán có giá.

Theo ông Hai Huynh, kỹ thuật trồng dưa hấu trên bờ bao ruộng lúa cũng giống như trồng trên đất liếp, chỉ có khác là tốn thêm ít công để làm giàn ngang trên mặt mương thoát nước cho dưa bò và ra trái.

Chi phí ngoài giống, phân thì thêm cây, lưới giăng ngang mương cũng không tốn bao nhiêu. Lưới, cây mua về sử dụng 4 năm mới thay nên chia nhỏ ra một năm cũng không tốn bao nhiêu. Chỉ hơi cực công hết vụ gom vô để bảo quản, vụ sau đem ra làm tiếp.

Tổng bờ bao của ông Huynh khoảng 3 công đất mà lời hơn 50 triệu đồng/vụ, nếu bán dưa có giá lời gần 70 triệu đồng/vụ.

Thêm vào đó trồng dưa kiểu này ăn chắc vì trái nằm trên lưới rất thoáng, không bị sâu, ít thối, trái tròn đều hầu hết đạt loại 1 nên bán có giá. Nhờ có dưa hấu giúp lúa giảm chi phí hơn 200.000 đồng/công/vụ.

Những năm qua, thấy ông Hai Huynh trồng dưa hấu trên bờ bao đạt hiệu quả, một số nông dân gần nhà ông cũng học trồng theo.

Trồng dưa hấu trên bờ bao ruộng lúa cho thu nhập từ 50-70 triệu đồng/vụ.

Anh Trần Văn Đáng có 1,5 ha đất ruộng cũng tận dụng bờ bao để trồng dưa hấu. Anh Đáng chia sẻ: Trồng tại ruộng nên rất thuận lợi, khi chăm sóc lúa xong là chuyển qua lo cho cây dưa nên ít tốn công. Vụ vừa rồi chỉ tính trồng thử ai ngờ thu được gần 12 triệu đồng, còn lời hơn cả trồng lúa.

Gần đó, anh Trần Văn Hinh cũng có thêm thu nhập nhờ trồng dưa hấu trên 1.000 m2 bờ bao ruộng của gia đình. Anh Hinh cho biết: Tôi trồng được khoảng 1.000 dây dưa/vụ, thu hoạch được gần 2,5 tấn dưa. Tiền lời từ dưa dùng để mua phân, thuốc cho lúa cũng đỡ lắm.

Ông Hai Huynh cho biết thêm, thực tế cho thấy, cũng là hình thức trồng hoa sinh thái nhưng ngoài thu hút côn trùng có lợi và giúp xua đuổi sâu rầy hại lúa thì việc trồng dưa hấu trên bờ bao ruộng lúa đã mở ra phương thức SX mới.

Bà Phan Thị Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Vị Thắng cho biết: Sáng kiến của ông Hai Huynh được nông dân nhiều nơi đến học hỏi kinh nghiệm. Từ kinh nghiệm của bản thân, ông còn tận tình hướng dẫn kỹ thuật lại cho bà con trong xã cách trồng dưa hấu leo giàn nên ai cũng quý.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm