| Hotline: 0983.970.780

Đưa khu vực khai thác đá ra khỏi khu vực bảo vệ di tích núi Sậu

Thứ Năm 24/05/2018 , 10:19 (GMT+7)

Ngày 23/4 và 7/5 NNVN đã có các bài viết phản ánh về việc phá tan hoang di tích lịch sử núi Sậu, xã Khánh Thượng, huyện Yên Mô (Ninh Bình). Tiếp tục tìm hiểu về vấn đề này, NNVN đã làm việc với các cơ quan chức năng của tỉnh Ninh Bình.

 Nhìn từ xa, ngọn núi Sậu cao nhất bị tàn phá bởi mìn phá đá

 Đại diện Sở Văn hóa – Thể thao (VH-TT) tỉnh Ninh Bình khẳng định: “Núi Sậu được công nhận là di tích lịch sử và được khoanh bảo vệ toàn bộ di tích”.

Tại quyết định của UBND tỉnh Ninh Bình về việc công nhận di tích lịch sử văn hóa núi Sậu, số 160/QĐ-UB ngày 16/1/2004 có ghi rõ tại điều 2: “Nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng khai thác trong những khu vực bảo vệ của di tích đã khoanh vùng. Trường hợp sử dụng đất đai đã ở di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh phải được phép của Chủ tịch UBND tỉnh”.

Trong biên bản làm việc ngày 6/7/2017, ý kiến của Sở VH-TT tỉnh Ninh Bình nêu rõ: “Di tích lịch sử đền Thượng – Tịch Trân được UBND tỉnh công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2004. Diện tích khoanh vùng bảo vệ di tích là toàn bộ diện tích núi Sậu (cả điểm khai thác đá đã được cấp phép hiện nay). Do vậy, để đảm bảo việc bảo tồn di tích lịch sử và phát triển kinh tế địa phương, đề nghị chính quyền địa phương có văn bản đề nghị UBND tỉnh và các sở, ngành đưa khu vực khai thác đá ra khỏi khu vực bảo vệ di tích.

Nghiêm cấm các hoạt động đốt vôi quanh khu vực mỏ

Sau khi NNVN phản ánh Tổ hợp khai thác đá Thanh Bình nổ mìn khai thác đá núi Sậu ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa núi Sậu, Sở TN&MT đã cùng với Sở Công thương, Sở Xây dựng, Sở VH-TT, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, UBND huyện Yên Mô, UBND xã Khánh Thượng cùng đại diện người dân và Tổ hợp khai thác đá Thanh Bình đã tổ chức kiểm tra việc khai thác đá vôi tại mỏ đá núi Sậu, làm rõ các nội dung NNVN phản ánh.

Trong biên bản làm việc ngày 9/5/2018 của đoàn kiểm tra, ông Nguyễn Cao Tấn, Phó GĐ Sở VH-TT Ninh Bình một lần nữa khẳng định: Di tích lịch sử Đền Thương-Tịch Trân được UBND tỉnh công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2004, diện tích khoanh vùng bảo vệ là toàn bộ diện tích núi Sậu.

Ông Tấn cho rằng, để đảm bảo việc bảo tồn di tích lịch sử và phát triển kinh tế địa phương, đề nghị Tổ hợp khai thác đá Thanh Bình cắm lại mốc giới khu vực được phép khai thác, trong quá trình khai thác phải đảm bảo không ảnh hưởng đến di tích lịch sử văn hóa, đảm bảo môi trường xung quanh khai thác, nghiêm cấm các hoạt động đốt vôi quanh khu vực mỏ. Đề nghị UBND tỉnh và các Sở, ngành đưa khu vực khai thác đá ra khỏi khu vực bảo vệ di tích.

 Quyết định công nhận di tích lịch sử văn hóa núi Sậu

Đại diện Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Ninh Bình, ông Trần Đình Luật, Phó Tham mưu trưởng khẳng định: Khu vực khai thác núi Sậu gần 2 điểm công trình quốc phòng. Việc khai thác hiện nay chưa làm ảnh hưởng đến điểm cao quân sự, nhưng với tốc độ khai thác hiện nay sẽ ảnh hưởng đến đường lên điểm cao quân sự. Đề nghị Tổ hợp khai thác đá Thanh Bình cắm lại mốc giới theo đúng quy định, khai thác đúng vị trí, ranh giới được cấp phép khai thác, không làm ảnh hưởng đến điểm cao quân sự, công trình quốc phòng và di tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên xung quanh.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.