| Hotline: 0983.970.780

Đưa mít Thái xuống ruộng

Thứ Tư 24/04/2019 , 11:07 (GMT+7)

Vụ HT này, nhiều nông dân huyện Bình Tân (Vĩnh Long) chuyển sang trồng mít Thái siêu sớm. Diện tích mít xuống ruộng đến nay là 240 ha, trên đất vườn tạp kém hiệu quả 80 ha.

Đang chuẩn bị đưa cây mít giống xuống 2,2 ha ruộng mà vụ trước trồng khoai lang, anh Ngô Văn Lành ở ấp Thành Hưng, xã Thành Trung cho biết, kể từ vụ này anh trồng mít Thái siêu sớm. Sau đó sẽ tiếp tục trồng thêm 3,8 ha nữa.

13-40-22_nh_lnh_chun_bi_trong_mit
Anh Ngô Văn Lành chuẩn bị trồng mít Thái siêu sớm

“Mít dễ trồng dễ chăm sóc, giá khoảng 10.000 đồng/kg cũng có lời. Hiện tôi trồng với mật độ khoảng 130 cây/công. Dự tính cây 16 tháng tuổi sẽ có trái, 20 tháng sẽ thu hoạch vụ đầu. Tôi sẽ SX theo hướng hữu cơ, kết hợp lấy lá mít để nuôi dê an toàn sinh học", anh Lành nói.

Ông Nguyễn Thanh Phú, Giám đốc HTX Nông nghiệp sinh học Thành Lợi (xã Thành Lợi, huyện Bình Tân) cho biết: “HTX đang tiến hành liên kết vào bao tiêu đầu ra cho nông dân trồng mít Thái theo hướng an toàn sinh học tại Vĩnh Long với diện tích khoảng 100ha, tại Kiên Giang khoảng 300 ha. HTX sẽ bán chịu 50% chi phí cây giống và vật tư nông nghiệp cho bà con tham gia mô hình và thu mua sản phẩm theo giá thị trường vụ đầu tiên, giá cố định vụ thứ hai. Nếu giá thị trường xuống thấp hơn 10.000 đồng/kg, chúng tôi cam kết thu mua cho bà con giá 10.000 đồng/kg”.

Theo ông Phú phân tích, hiện mỗi công ông cho trồng 200 cây giống, cây đủ 12 tháng tuổi sẽ cho mang 1 trái đến 16 hoặc 18 tháng sẽ thu hoạch vụ đầu, mỗi năm cây cho 3 đợt trái. Nếu mỗi trái đạt 10 kg, giá bán tối thiểu 10.000 đồng/kg thì mỗi công mít Thái thu về 120 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi trên 60 triệu ở năm đầu tiên. Hiện HTX cũng thu mua, xuất khẩu mít tươi và làm cả mít sấy.

Tại các địa phương lân cận các vùng mít Thái của tỉnh Vĩnh Long như Bình Mình, các tỉnh Hậu Giang, Tiền Giang,… cũng đang phát triển mạnh cây mít, chủ yếu người dân trồng xen và trồng trên nền đất lúa. Giá mít giống đang biến động theo hướng tăng cao, có nơi bán 40.000 đồng/cây.

13-40-22_nhieu_di_phuong_trong_khu_vuc_dbscl_d_du_mit_xuong_ruong_the_lu_v_nhieu_loi_ho_mu_kem_hieu_qu
Nhiều địa phương đã đưa mít xuống ruộng

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm