| Hotline: 0983.970.780

Đua nhau "sắm" chồng hờ

Thứ Năm 19/04/2012 , 10:23 (GMT+7)

Không thể phủ nhận việc các KCN đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội. Thế nhưng, kéo theo sự ra đời của các KCN là mặt trái tiêu cực khiến những làng quê nghèo bao đời yên ả bỗng chốc náo động.

Không thể phủ nhận việc các KCN đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội. Thế nhưng, kéo theo sự ra đời của các KCN là mặt trái tiêu cực khiến những làng quê nghèo bao đời yên ả bỗng chốc náo động.

 

Năm 2008, Dự án KCN Long Giang (xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) chính thức khởi công. Không lâu sau đó, chủ đầu tư nước ngoài đưa hàng trăm công nhân sang Việt Nam để làm việc. Số công nhân này sang đã “coi trời bằng vung”, đua nhau ve vãn gái làng từ nạ dòng đến thiếu nữ khiến vùng quê nghèo, heo hút bắt đầu ồn ào và bao gia đình xào xáo, vợ chồng ly tan.


KCN Long Giang dù mới hoạt động khoảng 1/5 diện tích, nhưng đã 
khiến vùng quê xáo trộn

CÔNG KHAI CẮM SỪNG CHỒNG

Mặc dù chỉ cách TP HCM chừng 60 cây số và cách ngã 3 Tân Hiệp (trên QL1) 8 cây số nữa, nhưng phải gọi cho anh Trần Văn Tuấn, người địa phương đến 3 lần tôi mới tìm được đến xã Tân Lập 1, một vùng quê nghèo bao đời nay yên bình, cho đến khi có KCN Long Giang.

Đón được tôi, anh Tuấn nói ngay: Mấy năm trước, khi KCN này chưa ra đời, cuộc sống ở đây rất bình yên. Chẳng khi nào có chuyện “động trời” là chồng đang sờ sờ trước mắt mà vợ dám ngang nhiên cặp kè với đàn ông khác như vậy. Bây giờ, chuyện mấy bà vợ chủ động ly hôn với chồng xảy ra như cơm bữa. Ban đầu mọi người sửng sốt, không tin nổi, nhưng riết rồi quen, thấy cũng bình thường. Tôi nhẩm tính có ít nhất hơn chục ông ở vùng này mất vợ từ 3 năm nay rồi. Còn đám con gái chưa chồng theo tụi nó thì nhiều lắm.


Khu nhà lưu trú của công nhân nước ngoài tại KCN Long Giang

Mở đầu cho phong trào “cặp bồ” ngoại ở Tân Lập là Nguyễn T. sinh năm 1986, cô gái nổi tiếng khắp vùng Tân Phước với thân hình người mẫu cao đến hơn 1,7 m, nước da trắng ngần. T đã vài lần đoạt giải đầu các cuộc thi sắc đẹp cấp huyện. Năm 2006, T lập gia đình. Anh V, chồng cô, là một công nhân hiền lành, ăn nói có duyên và yêu cô say đắm. Khi đứa con trai đầu lòng chào đời, anh V càng yêu thương vợ con hơn, gia đình nhỏ của họ lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười. Tai họa bắt đầu giáng xuống từ khi anh V mở quán nước cho cô vợ trẻ vừa ở nhà trông con vừa bán kiếm thêm thu nhập. Sau khi quán mở ra, rất nhiều khách là công nhân nước ngoài ghé uống nước và “ngồi đồng” ở quán cả buổi. Họ ngồi không phải vì café ngon, mà vì cô chủ quán xinh đẹp. Một thời gian sau, thấy số khách này rất “sộp” và có như cầu ăn uống nên quán nước nhỏ của vợ chồng anh V trở thành quán nhậu.

Và, cô chủ quán xinh đẹp đã lọt vào “tầm ngắm” một công nhân nước ngoài chừng ngoài 50 tuổi, một trong số những khách ruột của quán. Mỗi khi tính tiền, ông ta không quên “bo” khá dày khiến cô T không khỏi ngưỡng mộ và đáp lại bằng ánh mắt tình tứ. Thế rồi, chuyện gì đến đã đến, chỉ một thời gian ngắn từ khi mở quán và “kết thân” với ông khách sộp, cô T đã bỏ ngay chiếc xe máy Tàu và thay vào đó là chiếc xe Honda tay ga sang trọng trị giá hơn 50 triệu đồng. Thấy vợ chạy xe đắt tiền và nghe mọi người trong xóm xì xào, anh V gặng hỏi, cô T liền tỏ thái độ bất cần, thẳng thừng chê bai chồng, cô cho rằng anh V bất tài nên cô phải vất vả bươn chải, anh không coi trọng sắc đẹp của cô. Còn “người ta”, dù hơi lớn tuổi nhưng biết cách cư xử, biết trân trọng cái đẹp, biết chăm sóc cô. Sau đó cô đùng đùng làm đơn ly hôn.


Căn nhà chị V. mới được ông bồ ngoại xây cho tại ấp 4, xã Tân Lập 1

Mặc dù anh V hết lời khuyên nhủ vợ, vì đứa con mà bỏ qua mọi chuyện, anh sẽ chăm lo cho vợ con tốt hơn. Thế nhưng, mọi cố gắng của anh V đều vô ích, anh càng xuống nước, cô vợ càng coi thường anh hơn và công khai qua lại với người tình ngoại. Một lần, thấy vợ chạy xe trên đường, anh V không kìm chế được nên lao thẳng xe vào đầu xe vợ với ý định “chết cả hai". Cú tông khá mạnh nhưng cả 2 không chết mà chỉ nằm viện vài hôm. Ngày ra viện cũng là ngày anh V cay đắng ký vào tờ đơn ly hôn, kết thúc cuộc hôn nhân đau buồn.

HAI MẸ CON CẶP CÙNG CẶP BỒ

Anh Huỳnh Văn Huệ, ở ấp 4, Tân Lập, kể: “Hồi đầu, nhóm công nhân ngoại không biết tiếng Việt nên chỉ chọc ghẹo phụ nữ bằng cách cợt nhả, “đá lông nheo” và xì xồ. Nhưng một thời gian sau, không biết ở đâu xuất hiện một số người chuyên làm phiên dịch cho họ. Thế là nhóm công nhân này bắt đầu “tán gái” thông qua phiên dịch. Lần đầu tiên tôi thấy chuyện lạ đời này. Mấy cô chưa chồng mê tít mấy tay công nhân ngoại đã đành, nhiều cô đã yên bề rồi, thấy mấy anh công nhân nước ngoài ăn vận bảnh bao, nhiều tiền lại lịch sự nên cứ tụ lại với nhau là bàn tán, so sánh họ với chồng. Thấy chồng thua kém mọi bề thì bắt đầu chê bai, chán chồng, thế là gia đình xào xáo, tan nát”.



Những người đàn ông là “nạn nhân” của tình trạng công nhân ngoại 
đến "cướp" phụ nữ tại Tân Lập 1

+ "Theo tôi biết, chỉ có khoảng chục trường hợp phụ nữ xin ly hôn vì lý do cặp bồ với mấy ông công nhân ngoại, 2 trường hợp làm đám cưới, còn lại là theo kiểu “già nhân ngãi”. Những trường hợp này, khi mấy anh công nhân hết hợp đồng, về nước, mấy cô sẽ chịu thiệt thòi", ông Lê Văn Rớt, cán bộ tư pháp xã Tân Lập 1.

+ "Theo thống kê của chúng tôi, có gần 20 trường hợp phụ nữ ở Tân Lập “cặp” với công nhân ngoại quốc. Thời điểm đó dư luận xôn xao nhiều lắm. Chúng tôi đã tuyên truyền, vận động nhiều để chị em hiểu ra và giữ hạnh phúc gia đình. Đến nay, tình hình tạm lắng dịu, không phát sinh thêm trường hợp nào mới", bà Cao Thị Huệ - Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Tiền Giang.

Anh Huệ phân tích: “Cũng dễ hiểu thôi, công nhân nước ngoài có thu nhập gấp 10 lần mấy anh nhà ta nên họ vung tiền xài thoải mái. Mỗi lần ăn uống xong, họ “bo” 1 - 2 trăm ngàn là chuyện nhỏ. Vài lần nhu vậy là “cá cắn câu” thôi chứ gì. Ngày xưa khi chưa có công nhân ngoại, thấy chồng mình cũng như bao người đàn ông khác ở quê. Giờ nhìn thấy những người đàn ông ngoại với bề ngoài sang trọng, bảnh bao, xài tiền nhiều lại biết chiều chuộng. Như thế bảo sao phụ nữ không siêu lòng. Về nhà thấy chồng vừa cục mịch, chân lấm tay bùn lại nghèo, bảo sao không chán”.

 

Về Tân Lập, còn được nghe mọi người bàn tán câu chuyện về cô con gái 16 tuổi tên N của ông K ở ấp 4. Một lần nhóm công nhân ngoại đến nhà ông K chơi, thấy N phải tắm không được kín đáo cho lắm, họ bỏ tiền xây ngay một nhà tắm cho con gái ông. Chẳng bao lâu sau, cô gái mới lớn đã “siêu lòng” một anh trong nhóm. Thế rồi, cuộc tình thứ nhất qua đi, đến cuộc tình thứ 2. Lần lượt, nhóm công nhân thay phiên tán tỉnh cô gái rồi cùng cô “phiêu lưu” tình ái.

“Ở đây nhiều chuyện cười ra nước mắt, chua xót lắm. Có bà thấy mình lớn tuổi, khó cặp bồ với mấy tay công nhân ngoại, nên xúi đứa cháu gái chưa tới 18 tuổi dụ tay công nhân cỡ tuổi bà, về ăn ở trong nhà như vợ chồng. Hoặc chuyện cả hai mẹ con cùng cặp bồ với công nhân ngoại. Họ bất chấp mọi thứ, miễn có tiền là được”, anh Tuấn chua xót nói.

Theo hồ sơ của Ban quản lý Các KCN tỉnh Tiền Giang, địa bàn tỉnh này có hơn 200 lao động nước ngoài đang làm việc, tập trung chủ yếu tại KCN Long Giang. Hầu hết là lao động phổ thông, được Cty mẹ ở nước ngoài đưa sang để lắp đặt thiết bị, nhà xưởng… Họ không có chứng chỉ hành nghề, bằng cấp chuyên môn.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm