| Hotline: 0983.970.780

Đưa sinh viên sống cùng nông dân

Thứ Ba 22/01/2019 , 15:05 (GMT+7)

Các sinh viên kỹ thuật dành thời gian sống tại nông thôn để giúp người nông dân nâng cao năng suất trồng trọt, chăn nuôi, cải thiện đời sống nhưng qua đó cũng có thể làm dày thêm kiến thức thực tiễn, mở ra cơ hội việc làm tốt hơn trong tương lai.

Sống trong trang trại và trồng trọt có thể không phải là cuộc sống tiêu biểu, đáng mơ ước đối với một sinh viên đại học. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, các sinh viên ngành khoa học nông nghiệp đang làm điều này để góp phần thúc đẩy năng suất trên đồng ruộng, theo World Economic Forum.

nh1140334212
Nông dân Trung Quốc thu hoạch lúa. Ảnh: Xinhua.

Trong gần 10 năm, Đại học Nông nghiệp Trung Quốc ở thủ đô Bắc Kinh đã chạy dự án mang tên “Sân sau Khoa học Công nghệ” (STB) tại nhiều ngôi làng vùng nông thôn trên khắp cả nước, cho phép sinh viên áp dụng những kiến thức nơi giảng đường vào thực tế nhằm giúp người nông dân nâng cao tối đa năng suất cây trồng.

Và kết quả họ đạt được thực sự đáng kinh ngạc. Cơ sở STB đầu tiên được thành lập vào năm 2009 tại làng Bạch Trại, huyện Khúc Châu, tỉnh Hà Bắc. Từ thời điểm đó đến năm 2015, năng suất thu hoạch lúa mỳ tại đây đã tăng từ 5.670 kg/ha lên 7.270 kg/ha, trong khi năng suất thu hoạch ngô tăng từ 6.435 kg/ha lên 9.105 kg/ha, China Daily, nhật báo Trung Quốc bằng tiếng Anh, đưa tin.

“Mục tiêu đặt ra là nhằm chuyển đổi hiệu quả những thành tựu, sáng kiến học thuật trở thành sản lượng nông nghiệp trên trang trại, đồng thời nâng cao năng lực của sinh viên trong việc áp dụng kiến thức vào thực tiễn”, Zhang Hongyan, phó giáo sư tại Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, cho hay.

Tin tức khả quan đối với nông dân Trung Quốc cũng tức là tin tức khả quan đối với phần còn lại của thế giới khi mà Trung Quốc tạo ra lượng lương thực, thực phẩm nuôi sống 1/5 dân số toàn cầu, theo số liệu từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO).

Trung Quốc tạo ra 1/4 lượng ngũ cốc của cả thế giới và là nhà sản xuất rau củ quả, trứng, thịt lợn, thịt gia cầm lớn nhất toàn cầu dù chỉ nắm giữ 10% diện tích trồng trọt của thế giới.

Từ năm 1978, phát triển nông nghiệp và khu vực nông thôn luôn là ưu tiên tối cao của chính phủ Trung Quốc. Kể từ sau khi dự án STB thử nghiệm đầu tiên đi vào hoạt động năm 2009, đến nay, nước này đã có thêm 120 cơ sở STB mới, mở ra trên toàn quốc.

Trước thời điểm dự án STB được mang đến huyện Khúc Châu, nông dân vẫn sử dụng những loại hạt giống không phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương và chưa trồng ngô theo cách hiệu quả nhất.

Sau khi tiến hành nghiên cứu, đánh giá đất và điều kiện khí hậu cũng như quan sát cách người dân địa phương trồng trọt, tưới tiêu, các sinh viên Đại học Nông nghiệp Trung Quốc và chuyên gia đã đưa ra cho họ những lời khuyên hữu ích ở tất cả các lĩnh vực, từ việc chọn hạt giống nào để trống, trồng vào thời gian nào, thu hoạch vào thời gian nào đến dùng nước và phân bón ra sao cho phù hợp và tiết kiệm hơn cả.

 “Lúc tôi mới đến, tôi cảm thấy người nông dân am hiểu hơn chúng tôi rất nhiều. Dần dần, chúng tôi nhận ra ý nghĩa của bản thân khi tới đây, hiểu được cảm giác người khác cần đến mình. Rồi chúng tôi bắt đầu tự tin hơn”, giáo sư Zhang viết trong một báo cáo đăng trên trang web quảng bá cho dự án STB.

Các sinh viên tốt nghiệp thường dành khoảng hai năm tới vùng nông thôn để làm việc cùng nông dân, sau đó dành thêm một năm tại trường học. Không những có thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, nhờ sâu sát với nông dân, cơ hội nghề nghiệp trong tương lai của sinh viên cũng rộng mở hơn, Zhang khẳng định. “Họ hiểu cách làm thế nào để áp dụng đúng kiến thức trên lý thuyết vào thực tiễn và có kỹ năng giao tiếp tốt hơn so với những sinh viên học toàn thời gian trên trường”, ông nói.

Ngoài nông nghiệp, mô hình đưa sinh viên về với địa phương như kiểu STB còn đang được chính phủ Trung Quốc ứng dụng trên nhiều khía cạnh khác. Dự án “Sân sau Khoa học và Công nghệ cho Phụ nữ” tại làng Phạm Lý, huyện Khúc Châu, còn quan tâm chăm sóc sức khỏe, đời sống xã hội và cả đời sống tinh thần cho cộng đồng dân cư địa phương.

Như một sinh viên viết trên trang web của STB: “Chúng tôi hy vọng đầu tiên, chương trình có thể nâng cao tinh thần lao động, sản xuất của phụ nữ, qua đó cải thiện năng suất nông nghiệp hay thậm chí cả chất lượng văn hóa, khoa học trong đời sống người dân”.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm