Chủ nhật, 19/05/2024 | 16:28 GMT +7

  • Click để copy
Thứ bảy- 19:30, 19/11/2022

Đưa truy xuất nguồn gốc vào sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Bố Trạch đã ưu tiên phát triển các sản phẩm OCOP, sản phẩm an toàn và thực hiện truy xuất nguồn gốc. ..

Bố Trạch (Quảng Bình) là huyện có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển nông nghiệp. Xác định chuyển số trong nông nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm thúc đẩy sản xuất xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị và chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.

Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trên địa bàn,  Bố Trạch đã ban hành Đề án phát triển nông nghiệp bền vững theo chuỗi giá trị giai đoạn 2021 – 2025.

Ông Nguyễn Cẩm Long, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Bố Trạch cho hay: “Trong đề án này, trọng tâm là ưu tiên phát triển các sản phẩm OCOP, sản phẩm an toàn và thực hiện truy xuất nguồn gốc”.

Đến nay, toàn huyện đã có 14 cơ sở cấp chứng nhận VietGAP, trong đó có 10 cơ sở trồng trọt và 4 cơ sở chăn nuôi. Trong năm có 1 cơ sở được tỉnh hỗ trợ cấp chứng nhận VietGAP.

1

Sản phẩm OCOP huyện Bố Trạch đều đã được thực hiện truy xuất nguồn gốc. Ảnh: T.P

Cũng theo ông Long, về chứng nhận HACCP, ISO đến nay trên địa bàn huyện có 8 doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động  lĩnh vực nông nghiệp đã được cấp chứng nhận. “Bên cạnh đó, việc thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông nghiệp ngày càng được các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông nghiệp quan tâm, đặc biệt là các sản phẩm tham gia chương trình OCOP”- ông Long nói thêm..

Đến cuối năm nay, Bố Trạch đã có 60 đơn vị thực hiện đăng ký truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm nông sản. Đặc biệt, 100% sản phẩm tham gia chương trình OCOP đều thực hiện truy xuất nguồn gốc.

Sau khi thành lập và đi vào hoạt động, HTX sản xuất cây dược liệu sạch và kinh doanh nông nghiệp xã Cự Nẫm (HTX Cự Nẫm) đã sớm triển khai thực hiện đăng ký truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm.

HTX Cự Nẫm đã mở rộng diện tích, liên kết với nhiều hộ dân trồng cây dược liệu trên địa bàn xã và các xã lân cận với diện tích khoảng 35 ha. Trong đó, chủ yếu là diện tích cây cà gai leo, thìa canh, chè vằng, xuyên tâm liên…

Theo chị Nguyễn Thị Giang, Giám đốc , HTX Cự Nẫm hiện mỗi năm đơn vị cung ứng ra thị trường từ 10-13 tấn sản phẩm các loại. Các sản phẩm chủ yếu hỗ trợ trị tiểu đường, mát gan, thanh lọc cơ thể, bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực…

2 (1)

Thực hiện truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm nông sản ngày càng được nâng cao về chất lượng. Ảnh: T.P

Qua đó, giải quyết việc làm cho 35 lao động thường xuyên và thời vụ với mức thu nhập khoảng 5 triệu đồng/người/tháng. “Doanh thu của chúng tôi hàng năm khoảng 5 tỷ đồng và có lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng”- chị Giang bộc bạch.

Tất cả các sản phẩm của HTX Cự Nẫm đều được dán nhãn QR-code truy xuất được nguồn gốc sản phẩm nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Cẩm Long cũng cho hay, việc dữ liệu hóa thông tin các sản phẩm nông nghiệp, nhất là sản phẩm OCOP thông qua việc thực hiện truy xuất nguồn gốc trở thàng ứng dụng tốt. Giúp người tiêu dùng có thể tìm hiểu về thông tin nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm mà họ đã mua.

“Truy ngược từ sản phẩm đang được bày bán trên kệ hàng về nơi sản xuất ban đầu, rà soát từng công đoạn trong chế biến và phân phối. Từ đó tránh được hàng nhái, hàng giả và hàng kém chất lượng trà trộn bán trên thị trường”- ông Long nhấn mạnh thêm..

Việc ứng dụng chuyển đổi số còn được ứng dụng trong khâu bán hàng, giới thiệu sản phẩm. Hiện nay hầu hết các sản phẩm OCOP của huyện Bố Trạch đều được đưa lên giới thiệu trên sản thương mại điện tử như Lazada, Voso, tiki, Postmart, ngoài ra còn được giới thiệu thông các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube...

3

Sản phẩm đã được kiểm tra an toàn thực phẩm làm người tiêu dung hài lòng. Ảnh: T.P

“Nhờ vậy, nhiều chủ thể đã có nhiều đơn hàng được đặt qua các kênh này rất hiệu quả và giúp nhiều người tiêu dùng cả nước biết đến các sản phẩm nông nghiệp của quê hương Bố Trạch”- ông Nguyễn Cẩm Long nói thêm.

Để sản phẩm luôn có chất lượng cao, công tác lấy mẫu kiểm nghiệm an toàn thực phẩm cũng đã được cơ quan chức năng huyện Bố Trạch chú trọng.

Hàng năm, huyện tổ chức các đoàn lấy mẫu kiểm nghiệm nhanh an toàn thực phẩm tại các cơ sở. Ngoài ra, Bố Trạch phối hợp với Sở NN-PTNT lấy mẫu ngẫu nhiên đối với các sản phẩm OCOP trên địa bàn h.

Kết quả kiểm nghiệm nhanh các mẫu sản phẩm OCOP và  nông sản VietGAP trên địa bàn huyện đều an toàn. Ông Nguyễn Cẩm Long cho hay: “Công tác lấy mẫu kiểm an toàn thực phẩm đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân, các tiểu thương, các cơ sở sản xuất về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sản phẩm đưa ra thị trường phục vụ người tiêu dung”.

Tâm Phùng- Thanh Nga

Kiên Giang phát triển 7.000ha trồng trọt hữu cơ

Kiên Giang phát triển 7.000ha trồng trọt hữu cơ

Kiên Giang Theo Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đến năm 2025 tỉnh này phát triển 7.000ha trồng trọt hữu cơ.

Học hỏi nông nghiệp tiết kiệm nước từ văn hóa của Israel

Học hỏi nông nghiệp tiết kiệm nước từ văn hóa của Israel

Chính từ khóa 'văn hóa tiết kiệm nước' của Israel bên cạnh yếu tố công nghệ và tài chính đã giúp nước này phát triển các ý tưởng tưới tiêu đỉnh cao.

Chiến khu xưa chuyển mình sang sản xuất hữu cơ

Chiến khu xưa chuyển mình sang sản xuất hữu cơ

ĐỒNG NAI Do nhu cầu về nông sản an toàn ngày càng tăng cao, không ít nông dân xã Phú Lý đã ý thức chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hướng hữu cơ.

Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, đặt nền móng cho sản xuất hữu cơ

Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, đặt nền móng cho sản xuất hữu cơ

NGHỆ AN Nâng cao năng suất, chất lượng, cây lúa chống chịu sâu bệnh tốt, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái là những giá trị mà mô hình áp dụng IPHM mang lại.  

Khoai lang tím Nhật tăng giá, người trồng lãi 400.000 đồng/tạ

Khoai lang tím Nhật tăng giá, người trồng lãi 400.000 đồng/tạ

VĨNH LONG Nhiều nông dân tại Vĩnh Long cho biết, giá khoai lang hiện đang ở mức cao, người trồng lãi khoảng 400.000 đồng mỗi tạ.

Những vườn bưởi tiền tỷ ở vùng đất gò đồi

Những vườn bưởi tiền tỷ ở vùng đất gò đồi

QUẢNG BÌNH Nhờ canh tác trồng bưởi theo hướng hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP, nhiều hộ dân có thu nhập tiền tỷ từ vùng đất gò đồi trước đây sản xuất kém hiệu quả.

Xem Thêm