| Hotline: 0983.970.780

Đưa vào sử dụng khu nuôi cấy tế bào thực vật hiện đại nhất phía Nam

Thứ Hai 06/01/2014 , 10:13 (GMT+7)

Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM đã tổ chức Lễ khánh thành, đưa vào sử dụng khu nhà kính, nhà lưới, nuôi cấy tế bào thực vật hiện đại nhất phía Nam.

Cuối tuần qua, Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM đã tổ chức Lễ khánh thành, đưa vào sử dụng khu nhà kính, nhà lưới, nuôi cấy tế bào thực vật tại Km 1900 QL1A, phường Trung Mỹ Tây, Q.12, TP.HCM.

Theo ông Dương Hoa Xô, GĐ Trung tâm CNSH TP.HCM, dự án khu nhà kính, nhà lưới, nuôi cấy tế bào thực vật được triển khai nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực CNSH thực vật từ phòng thí nghiệm vào SX, triển khai các nghiên cứu, thử nghiệm trên nhà kính, nhà lưới và đồng ruộng đối với các loại cây trồng; triển khai quy trình nhân giống nhanh các loại cây trồng như rau, hoa, cây kiểng, cây dược liệu… với quy mô công nghiệp.

Đồng thời, khu này sẽ lưu giữ nguồn gen giống cây trồng, tiến hành chọn lọc, lai tạo bằng CNSH để tạo ra các giống cây trồng mới có các đặc tính nổi trội như kháng sâu bệnh, chịu hạn, năng suất cao, chất lượng tốt và tiến hành SX thử nghiệm các giống cây trồng để đánh giá hiệu quả và tính thích nghi trước khi chuyển giao ra SX.

Dự án khu nhà kính, nhà lưới, nuôi cấy tế bào thực vật bao gồm các phòng chức năng như nhà nuôi cấy mô có tổng diện tích 555 m2 có khả năng SX nhân giống trên 2 triệu cây giống cấy mô các loại/năm. Khu nhà kính điều khiển được nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và một số điều kiện sinh trưởng khác của cây trồng, với diện tích 400 m2 cho phép tiến hành tối thiểu 8 thí nghiệm với chế độ dinh dưỡng khác nhau. Khu nhà lưới với diện tích 4.300 m2 có chức năng bảo tồn nguồn gen, trồng thử nghiệm, nhân giống hoa trong chậu, công suất thử nghiệm khoảng từ 50.000 đến 60.000 chậu hoa các loại…


Bí thư Thành ủy TP.HCM tham quan khu nhà lưới nhà kính

Đặc biệt, Trung tâm đã sưu tầm, bảo quản và nhân giống hơn 330 giống hoa lan, trong đó có 111 giống lan rừng Việt Nam; bộ giống các cây dược liệu quý với gần 90 giống, trong đó đã nghiên cứu thành công nhân giống cây sâm Ngọc Linh, tiến hành sưu tập bộ giống kiểng lá phục vụ chương trình hoa kiểng của TP.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá cao việc đưa vào sử dụng khu nhà kính, nhà lưới, nuôi cấy tế bào thực vật và mở rộng việc nghiên cứu các chương trình giống cây, giống con CLC, giá trị gia tăng cao phục vụ cho ngành nông nghiệp đô thị của TP là hướng đi đúng tinh thần chỉ đạo của Thành ủy và UBND TP đề ra trong 6 chương trình đột phá của TP.HCM.

Xem thêm
Ngành ong mật chuyển dịch từ 'sổ hóa' sang 'số hóa'

Việc áp dụng các công nghệ IoT, AI, Blockchain trong đảm bảo chất lượng sản phẩm, minh bạch quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm là giải pháp bền vững ngành ong.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.