| Hotline: 0983.970.780

Đùa với tổn thương

Thứ Hai 26/10/2015 , 07:20 (GMT+7)

Sau khi Mạng lưới Người tự kỉ Việt Nam (VAN) lên tiếng về nội dung chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" gây ảnh hưởng đến người tự kỉ đã lập tức đã gây nên một làn sóng phản đối chương trình này. 

Nhưng đây không phải là trường hợp duy nhất gặp “tai nạn” khi không có sự tiết chế cần thiết về nội dung nhạy cảm này.

“Hố tự kỷ” tai tiếng

Theo VAN, nội dung của chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" đã vô tình tạo ra nhận thức sai về tự kỷ, cổ vũ cách dùng từ tự kỷ để chỉ trạng thái cô độc, lập dị, và cũng vô tình tạo ra định kiến không hay về khuyết tật tự kỷ. Điều này không phù hợp với những giá trị nhân văn mà cộng đồng hướng tới.

“Chúng tôi băn hoăn về giá trị giáo dục của chương trình, vì qua đây con trẻ không được giáo dục về ý thức cảm thông và chia sẻ với người khuyết tật”, trích thư ngỏ của VAN trên trang web của tổ chức này.

Ngay sau khi VAN đăng tải nội dung bức thư, rất nhiều ý kiến khán giả cho rằng, lạm dụng từ “tự kỷ” sẽ làm tổn thương đến nhiều người mắc hội chứng này. Nhất là khi khái niệm này được đưa vào chương trình chỉ để tạo ra tiếng cười.

Nghiêm trọng hơn khi "Bố ơi mình đi đâu thế?" là một chương trình lên sóng truyền hình quốc gia với sức ảnh hướng tới số đông khán giả. Đáng trách hơn, đây lại là một chương trình truyền hình thực tế phát lại, những người làm chương trình hoàn toàn có đủ thời gian để tư duy, thiết kế chương trình, biên tập. Thật đáng tiếc, khi một chương trình được đánh giá là có ý nghĩa giáo dục, nhân văn lại thiết kế một sự cố vô tâm đến vậy.

Trong tập 18 của "Bố ơi! Mình đi đâu thế?", người chơi trải nghiệm những thử thách mới tại đảo Kim Cương. Những người tổ chức chương trình đã nghĩ ra một khái niệm mang tên “Hố tự kỷ”, đội nào quay trúng ô này thì sẽ phải chui xuống một chiếc hố đã đào sẵn và ngồi “chịu phạt” tại đó. Tại các cảnh quay này, người chơi đã đồng loạt hô vang từ “tự kỷ, tự kỷ” trong những tiếng cười giòn giã.

Nhiều ý kiến khách quan hơn thì cho rằng việc sử dụng những hình ảnh và tình huống liên quan của "Bố ơi! Mình đi đâu thế?" có thể chỉ là một hình thức vui, không có ý phân biệt về hội chứng này. “Vô tình” hay không chưa rõ, nhưng nỗi đau là có thật. Nhiều phụ huynh có con bị tự kỷ chia sẻ họ cảm thấy như con mình bị cô lập và khắc sâu nỗi đau của gia đình họ. 

“Kích dục thương hại”

Đây là khái niệm không hề mới với truyền thông quốc tế nhưng lại đang có xu hướng bị sử dụng tràn lan ở lĩnh vực truyền hình thực tế Việt Nam.

Nở rộ nhanh trong khi đội ngũ biên kịch chắc tay lại có hạn, nên nhiều chương trình đã tự phá vỡ dần những nguyên tắc vốn có của mình. Lấy tiêu chí hút người xem làm đầu, nên nhiều show không ngại thêm vào vài vấn đề có tính nhạy cảm như: giới tính, cân nặng và cả bệnh lý.

Hẳn khán giả vẫn còn chưa quên những trường hợp “câu view” trắng trợn từ Vietnam Idol 2012 với kịch bản giới tính về thí sinh Hương Giang, Vietnam Next Top Model 2013 với thí sinh chuyển giới Lan Phương, Master Chef gây khó chịu khi khai thác quá đà về đầu bếp Bảo Ngọc…

Gần đây, lại có xu hướng các gameshow ưu ái cho những người béo lên sóng như Bước nhảy hoàn vũ, Bước nhảy ngàn cân… Dù mục đích của những chương trình này bắt nguồn từ việc tạo cơ hội cho những người khác biệt về nhóm cân nặng được hòa nhập nhưng dù mới phát sóng những tập đầu tiên đã gặp “sạn”. Sự thiếu nhuần nhuyễn trong kịch bản đã khiến yếu tố khác lạ trở thành điểm yếu của những show truyền hình này.

Nhà sản xuất chương trình Huỳnh Bá Long (Giám đốc sản xuất của Ngôi nhà ước mơ, Bếp yêu thương) chia sẻ rằng việc sử dụng những khuyết tật hay khác biệt giới tính của nhân vật vào kịch bản chương trình nhiều khi còn do từ phía nhà tài trợ.

“Các nhãn hàng luôn quan tâm nhất là rating cao. Người xem càng đông càng tốt, nên họ thích đánh vào lòng trắc ẩn. Điều này đôi khi đi ngược với tiêu chí sản xuất. Một chương trình làm khán giả thích thú, hoặc cười là một chương trình thành công. Một chương trình làm khán giả khóc thì còn trên cả thành công. Nước mắt của khán giả đã trở thành một loại “thước đo”, một áp lực vô hình đặt lên vai những người làm các chương trình truyền hình thực tế”, nhà sản xuất này chia sẻ.

Không phủ nhận, những khác biệt về giới tính hay những khuyết tật nếu khéo léo trong kịch bản và biên tập sẽ lấy được không ít những cảm thông và chú ý từ phía khán giả. Nhưng nếu quá đà và không khéo sẽ tạo nên những ồn ào trong dư luận, nghiêm trọng hơn là sự tẩy chay của công chúng.

Xem thêm
Châu Đăng Khoa livestream vào buổi đêm bức xúc về Sofia

Châu Đăng Khoa cho biết thông tin Sofia đưa ra về công ty anh thời gian qua là không chính xác. Nhạc sĩ phủ nhận việc chèn ép đàn em.

Nhận định Borussia Dortmund vs Atletico Madrid: Khách lấn chủ

Trận tứ kết Champions League 2023/2024 giữa Borussia Dortmund vs Atletico Madrid sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 17/4/2024 trên sân vận động Signal Iduna Park.

ĐT U23 Việt Nam chính thức chốt danh sách tham dự VCK U23 Châu Á

HLV Hoàng Anh Tuấn đã chính thức đưa ra quyết định cuối cùng về danh sách 23 cầu thủ đội tuyển U23 Việt Nam tham dự VCK U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất