| Hotline: 0983.970.780

Đức muốn sớm dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Nga

Thứ Tư 17/02/2016 , 09:11 (GMT+7)

Phát biểu tại một cuộc gặp với các nghị sỹ, Thủ tướng Merkel cho biết bà muốn "sớm dỡ bỏ ngay hôm nay" các biện pháp trừng phạt áp đặt nhằm vào Nga

Các nghị sỹ Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của Đức ngày 16/2 cho biết Thủ tướng nước này Angela Merkel muốn sớm dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Nga, do những cáo buộc của phương Tây nhằm vào Moskva liên quan cuộc xung đột ở Ukraine, song chưa có cơ sở cho hành động như vậy.

Phát biểu tại một cuộc gặp với các nghị sỹ CDU, Thủ tướng Merkel cho biết bà muốn "sớm dỡ bỏ ngay hôm nay" các biện pháp trừng phạt áp đặt nhằm vào Nga, song quyết định dỡ bỏ trừng phạt phải được thực hiện trên cơ sở thực tế, điều hiện vẫn chưa được đáp ứng tại các khu vực miền Đông Ukraine hiện do lực lượng đòi độc lập kiểm soát.

Theo nhà lãnh đạo Đức, Moskva cần thực thi hoặc tác động để lực lượng đòi độc lập tuân thủ mọi điều khoản trong thoả thuận hoà bình Minsk về giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.

Hồi tháng 12/2015, Liên minh châu Âu (EU) đã gia hạn trừng phạt kinh tế Nga thêm sáu tháng, theo đó các biện pháp trừng phạt sẽ có hiệu lực tới cuối tháng 7/2016.

Vietnam+

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.