| Hotline: 0983.970.780

Đục tượng gỗ, hái ra tiền

Thứ Tư 25/04/2012 , 10:33 (GMT+7)

Nghề đục tượng được coi là một trong những nghề được nhiều người quan tâm... Bởi đây là nghề “ăn nên làm ra”.

Những năm gần đây trên địa bàn Tây Nguyên nói chung, Đăk Lăk nói riêng xuất hiện “mốt chơi  đồ gỗ”. Do đó các nghề liên quan đến gỗ như nghề thợ mộc, nghề tiện độc bình, nghề xịt bêu... cũng xuất hiện. Trong đó nghề đục tượng được coi là một trong những nghề được nhiều người quan tâm... Bởi đây là nghề “ăn nên làm ra”.

Vừa đặt chân tới cơ sở điêu khắc của anh Lê Văn Toán, phường Tân Hòa, TP. Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk), chúng tôi đã nghe thấy tiếng lanh canh, lục cục của những nhát đục, nhát gõ, tiếng cưa, xẻ gỗ rè rè và cảm nhận được mùi thơm của gỗ mới, mùi hăng hắc của nước sơn. Qua tìm hiểu được biết, phần đông thợ đều xuất thân từ những làng nghề điêu khắc gỗ nổi tiếng ở các tỉnh miền Bắc như Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội, Nam Định... Sẵn có nghề trong tay, họ đã hành trình vào Đăk Lăk làm ăn, sinh sống và lập nghiệp.


Thợ đục tượng tại cơ sở của anh Toán đường Nguyễn Văn Cừ -TP Buôn Ma Thuột

Anh Toán, quê gốc ở tỉnh Hải Dương cho biết: “Ngay từ lúc 7 tuổi, tôi đã biết nghề đục gỗ rồi... Năm 2009, vợ chồng tôi vào đây lập nghiệp, mở xưởng và gọi những người quen cùng làng vào làm việc tại cơ sở của gia đình. Nghề đục tượng gỗ chủ yếu làm bằng tay nên ngoài năng khiếu, người thợ phải được đào tạo bài bản qua trường, lớp hoặc trải qua thời gian dài làm việc tại các làng nghề thì mới có khả năng chế tạo ra những sản phẩm tinh xảo, độc đáo, làm hài lòng khách hàng”. Phần lớn các cơ sở đục tượng gỗ ở TP. Buôn Ma Thuột đều có quy mô nhỏ lẻ, mỗi cơ sở chỉ có 3 - 5 thợ, không có biển hiệu.

Cơ sở sản xuất cũng là nơi để ở, được xây cất tạm bợ, sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ nhu cầu của bà con trong TP. Buôn Ma Thuột. Nhưng cũng có cơ sở điêu khắc xây dựng được nhà xưởng quy mô lớn, sản phẩm làm ra đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Chị Kim Ngân (quê Nam Định), chủ cơ sở mỹ nghệ lớn ở đường Ama Khê (TP. Buôn Ma Thuột) cho biết, chị có một cơ sở chuyên làm mộc và đục tượng gỗ, một cửa hàng trưng bày chuyên bán các sản phẩm do cơ sở của chị sản xuất. Sản phẩm của chị đã được bán ra nhiều tỉnh, thành trong nước, nhất là TP. Hồ Chí Mình.

Tìm hiểu thêm từ cơ sở đục tượng gỗ của anh Bình ở đường Lê Thị Hồng Gấm - TP. Buôn Ma Thuột, được biết, tuy cơ sở của anh không có tên gọi, nhưng nhờ những người trong giới chơi đồ gỗ truyền tai nhau giới thiệu, nên lúc nào cơ sở của anh cũng làm không hết việc. Quan sát, chúng tôi thấy có khoảng vài chục gốc cây đủ loại như thủy tùng, cẩm, hương, cà te,... được khách hàng chở đến, có người yêu cầu chế tác tượng Phật Di Lặc, tượng nàng tiên cá, tượng Quan Công, tượng Quan âm...

“Một bức tượng Di Lặc cao 1m rộng 60 cm bằng gỗ cẩm do khách đem đến, một người đục mất khoảng 50 đến 60 ngày với giá tiền công khoảng 20 triệu đồng, hay bộ 3 tượng Phúc Lộc Thọ bằng gỗ hương (cao 80cm rộng 40cm) cũng phải làm với giá tiền công khoảng 16 triệu đồng... Tùy theo độ khó của hoa văn, sự quý hiếm của chất liệu gỗ, công lao động và mức độ “chịu chơi” của khách hàng mà các cơ sở đục tượng gỗ đưa ra giá của tác phẩm”, anh Bình cho biết.

Khi hỏi về tiền công chi trả cho thợ, anh Bình cho biết: Thợ điêu khắc được trả công tương xứng với trình độ tay nghề, nếu thợ giỏi được trả 300.000 đồng/ngày; thợ trung bình: 200.000 - 250.000 đồng/ngày; thợ phụ việc chuyên làm sạch, đánh bóng sản phẩm thì từ 150.000 - 200.000 đồng/ngày. Nghề điêu khắc gỗ đòi hỏi người thợ phải có óc sáng tạo, biết kết hợp và sử dụng nhuần nhuyễn các loại đục (mỗi người thợ có hơn trăm loại đục khác nhau). Theo anh Bình, muốn biết người thợ giỏi tay nghề hay không, chỉ cần quan sát cách anh ta mài đục, liếp đục trên gỗ là đủ.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm