| Hotline: 0983.970.780

Đừng cả tin một số thương lái nước ngoài!

Thứ Sáu 29/06/2012 , 09:14 (GMT+7)

Mấy phóng viên gọi điện thoại hỏi tôi rằng: Có đúng là người Trung Quốc mua cây dây gai ở Việt Nam về nước để làm dược liệu hay không? Tôi trả lời dứt khoát: Điều này không đúng.

Mấy phóng viên gọi điện thoại hỏi tôi rằng: Có đúng là người Trung Quốc mua cây dây gai ở Việt Nam về nước để làm dược liệu hay không? Tôi trả lời dứt khoát: Điều này không đúng. 

Trong lần sang Trung Quốc gần đây nhất, tôi đã tới nhiều hiệu thuốc bắc hỏi, tất cả những người bán hàng bên đó đều trả lời họ chưa bao giờ bán loại thuốc nào được chế từ những dây leo trong rừng to tới gần bằng cổ tay. Tương tự như chuyến đi năm ngoái, ở các thành phố từ Nam Ninh đến Hàng Châu (TQ), hễ có dịp là tôi lại ghé vào các hiệu thuốc bắc hỏi xem có loại thuốc nào được chế từ lá vải khô, cành vải hay không? Ở đâu cũng nhận được câu trả lời: Chưa có tên thuốc nào bán ở Trung Quốc được làm từ loại cây này.


TS Nguyễn Văn Khải: "Đừng cả tin một số thương lái nước ngoài"

Trong nửa cuối năm 2011, dân nhiều vùng trồng vải ở Việt Nam đã thu gom lá vải khô bán cho thương lái Trung Quốc, mà người mua nói rằng để làm thuốc nam. Hơn nữa, cuối tháng 10 khi tôi lên Bắc Giang hướng dẫn bà con sử dụng năng lượng hợp lí hiệu quả, tiết kiệm và an toàn theo lời mời của Sở Khoa học và Công Nghệ, được các cán bộ địa phương cho hay: Nhiều người đang chặt vải để bán cả cành sang Trung Quốc với giá 150.000đ/ tạ. Trong bài giảng của tôi đã phải lồng vào việc tận mắt tôi thấy ở Thâm Quyến - vùng đó họ trồng rất nhiều vải, quả tròn, đỏ tươi, không có sâu ở cuống quả; giá bán hè năm 2009 là 10 tệ/cân, tức 20 tệ/kg. Đổi ra tiền Việt lúc bấy giờ là 54.000đ/kg. Họ cũng bày bán dọc đường cái lớn. Chỉ có điều khác là lều căng rất đẹp, có khẩu hiệu và hộp đựng cho 500g và 1kg với hình ảnh đẹp, lời hay; chứ không bó thành từng bó bày trên bàn gỗ, tre như ở Việt Nam. Nhiều mùa đông và mùa thu tôi đi xe qua đó thấy lá vải rơi đầy mà chẳng ai thu gom. Hẳn việc thu gom lá vải  này có ẩn ý gì chăng?

Từ giữa tháng 6 đến nay, ngay cả sáng hôm qua, tôi nhận được điện thoại của nhiều người dân Bắc Giang mời lên thăm mùa vải được giá. Kĩ sư Thân Ngọc Hoàng, GĐ Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao công nghệ của Sở KHCN Bắc Giang vui vẻ báo cho tôi biết rằng: Do thời tiết không thuận lắm nên số lượng vải thu hoạch năm nay ít hơn nhiều so với năm ngoái, nhưng hiện là chính vụ, song bà con vẫn bán tại vườn với giá khoảng 20.000đ/kg. Điều đáng nói là có người cảm ơn vì nghe lời tôi, không bán cành vải, còn nhà bên cạnh bán cả lá lẫn cành nên năm nay chẳng thu hoạch được mấy.

Tháng 5/2007, tôi được ông Đồng Quang Nghị, chủ tịch Mặt trận tổ quốc xã Hùng Sơn-Đại từ-Thái Nguyên mời lên giúp dân làm chè sạch.Lặp lại cách làm đã thực hiện ở Mộc Châu, tôi hướng dẫn một số hộ dùng Anolyt đuổi bọ, diệt khuẩn, nấm mốc, bào tử và bảo quản chè vừa hái về khi được khối lượng lớn mới đem sao chè, nhằm tiết kiệm nhiên liệu đốt và có được chè sạch. Lúc ấy theo lời thương lái Trung Quốc, rất nhiều người làm chè vàng và chè bùn để bán cho họ. Tôi khuyên bà con rằng, sau khi bán cho họ được hai đợt, chè về tới Trung Quốc, người ta mới cho đăng báo "Chè Thái Nguyên nói riêng và chè Việt Nam nói chung chất lượng thấp và mất vệ sinh", đố bà con bán được lượt thứ năm thứ sáu! Hơn nữa đến vụ sang năm sản lượng chè sẽ rất thấp vì bà con đã dùng máy cắt hết các ngọn, cắt cả tới là thứ 5 thứ 6 chứ không chỉ hái hai tôm một lá hoặc một tôm hai lá theo cách truyền thống. Bây giờ ở Đại Từ và Thái Nguyên chẳng có ai làm chè vàng, chè bùn...

Mua bán thì phải tiền trao cháo múc. Nếu người Việt Nam sang mua hàng ở bên Trung Quốc thì phải đặt cọc 30%, người ta mới sản xuất, phải trả hết tiền, người ta mới trao hết hàng. Không lẽ gì người Việt vừa nghe người ta đặt hàng đã vội sản xuất, tệ hơn nữa là trao hết hàng cho họ, rồi đợi người ta mang tiền trả. Việc bị một số ít thương lái người nước ngoài làm ăn không đàng hoàng, lừa tôm, cá và một vài loại nông sản khác, thể hiện nông dân nhiều vùng không hiểu biết về thương mại. Việc mua gốc tre, lưỡi bò, sừng trâu trước đây cũng như chè bùn, chè vàng, lá vải, cành vải, nay lại mua cây dây gai nhằm mục đích gì? Chỉ cần tĩnh tâm ngẫm nghĩ vài phút là biết.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất