| Hotline: 0983.970.780

Dũng cảm

Thứ Năm 15/03/2012 , 10:43 (GMT+7)

Không biết rồi đây đôi vợ chồng trẻ sẽ sống thế nào khi cô dâu mắc bệnh thiểu năng trí tuệ từ nhỏ còn chủ rể vừa mãn hạn tù không lâu.

Trong ngày cưới cô dâu ngờ ngệch đứng bên chú rể, mọi người có mặt trong hôn trường ai nấy đều nén tiếng thở dài ngao ngán. Không biết rồi đây đôi vợ chồng trẻ sẽ sống thế nào khi cô dâu mắc bệnh thiểu năng trí tuệ từ nhỏ còn chủ rể vừa mãn hạn tù không lâu.

Phương sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh rất khác biệt, từ nhỏ cô đã không biết bố mình là ai. Mà có chăng cô cũng chẳng thể nhận ra bởi lẽ, căn bệnh thiểu năng trí tuệ đã làm cho Phương ngờ nghệch từ bé. Ba con người sống bằng những đồng tiền làm thuê cuốc mướn của người mẹ, dù nhà nghèo, biết con mình thiệt thòi vì bệnh tật nên bà Soa mẹ Phương rất yêu chiều con gái. Những công việc trong nhà đều do một mình tay bà cáng đáng. Hai đứa con chẳng phải làm gì nên chúng đã chậm hiểu lại càng xa lạ với công việc hàng ngày. Lớn lên, Phương cũng cao lớn như bạn bè cùng trang lứa, duy chỉ có nhận thức của cô còn rất hạn chế và trẻ con. Nhìn bạn bè đi học, đi làm, có đứa đã lấy chồng mà bà Soa nhiều phen thở dài ngao ngán về tương lai của con gái.

Không được học hành đến nơi, đến chốn chỉ ở nhà nên bạn bè của Phương cũng chẳng có ai. Đùng một cái Phương có bạn đến nhà chơi, điều đặc biệt đó lại là một chàng trai. Qua giới thiệu bà Soa được biết cậu đó tên Hoan, nhà ở xã bên và tình cờ quen Phương qua một lần đi chơi đám cưới của một người bạn. Sợ con mình bị lừa nên bà Soa ra sức quản lý chặt chẽ con gái, qua lại một thời gian, Hoan ngỏ lời muốn cưới Phương làm vợ. Quá sửng sốt trước lời đề nghị đó, bà Soa quyết định nói chuyện với Hoan. Bà Soa bắt đầu câu chuyện bằng một thái độ ngờ vực: “Bác không hiểu sao cháu lại muốn lấy cái Phương nhà bác làm vợ, cháu đã tìm hiểu rõ chưa hay chỉ mới biết sơ sơ”. Hoan lắng nghe và trả lời: “Bác hãy tin tưởng cháu, vì cháu thật sự có tình cảm với Phương chứ không phải trêu đùa gì hết”. Bà Soa tiếp lời: “Bác không nghi ngờ gì tình cảm của cháu, nhưng có một sự thật cháu cần phải biết lấy cái Phương cháu sẽ khổ vì nó là đứa con gái bị thiểu năng trí tuệ mà người ta còn gọi nó là là bị ngơ đó”.

Những tưởng Hoan sẽ suy nghĩ lại, nhưng không ngờ Hoan khẳng khái trả lời: “Cháu biết, cháu cũng không hiểu vì sao cháu lại yêu Phương, bác biết đó, Phương bị bệnh như vậy nhưng cháu cũng có một quá khứ không đẹp tí nào mà”. Không làm sao để xoay chuyển suy nghĩ của Hoan, bà Soa lại thêm lo lắng về tương lai của con gái. Đem chuyện có người hỏi cưới Phương ra bàn với anh em trong cuộc họp gia đình, mọi người lên tiếng phản đối: “Nó ngớ ngẩn như thế thì chồng với con gì, lấy nhau năm bữa, nửa tháng lại bỏ nhau để thiên hạ người ta cười cho à”.

Một người lên tiếng, bà Soa nhỏ nhẹ giải thích: “Em cũng biết vậy, nhưng thằng Hoan nó yêu con Phương thật lòng, em cũng đã nói rõ về hoàn cảnh và bệnh tình của con Phương rồi nhưng nó cứ khăng khăng giữ cái ý đó thì em không biết làm sao, mong các bác, các dì giúp cháu nó”. Bà Soa vừa dứt lời thì cả nhà nhao nhao: “Giúp thế nào, giúp bằng cách nào, cô nói thế đến lúc có chuyện gì thì ai chịu cho, chúng tôi không đồng ý cưới với xin gì cả”.

Nói rồi mọi người đứng dây bỏ về hết cả, còn lại một mình bà Soa thấy thật sự tủi thân nhưng vì thương con gái bà đồng ý cho đám cưới diễn ra. Ngày cưới, bà con hàng xóm đến chúc phúc thì ít nhưng tò mò đến xem cô dâu chủ rể thì nhiều. Nhìn con gái ngớ ngẩn đứng bên chú rể không ít người ngán ngẩm. Và trong ngày vui của Phương anh em cô chú không ai có mặt bởi họ sợ sau này điều tiếng ai mang. Về nhà chồng, trải qua những ngày bỡ ngỡ, Phương được mẹ chồng và chồng nhiệt tình chỉ bảo nên dần dần cô cũng biết làm mọi việc trong nhà. Nhà Hoan không làm nông nghiệp như nhà mẹ đẻ Phương nhưng lại bán quán tạp hóa nhỏ nên Phương phụ giúp mẹ chồng bán quán. Lâu dần, qua giao tiếp nhiều Phương trở nên nhanh nhẹn và tiếp thu tốt hơn.

Mẹ chồng Hoan hết lời khen về con dâu, đến nỗi bà Soa cũng không tin vào sự thay đổi của con gái. Đến khi Phương sinh cho Hoan đứa con trai đầu lòng bụ bẫm và kháu khỉnh thì mọi người lại khâm phục lòng dũng cảm của Hoan, để hôm nay anh đã có một gia đình hạnh phúc bên người vợ và đứa con thơ.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm