| Hotline: 0983.970.780

Đừng chê bai khi đàn ông làm bếp

Thứ Năm 04/06/2020 , 21:00 (GMT+7)

Từ việc giành phần nội trợ của các bà vợ đã làm cho nhiều quý ông sinh lười, chỉ biết nằm xem ti-vi, đọc báo, sau khi rời khỏi cơ quan.

Một quý ông đầu bếp rất được các bà nội trợ yêu thích.

Một quý ông đầu bếp rất được các bà nội trợ yêu thích.

 Thực sự tôi rất khó chịu mỗi khi nghe các cô than phiền về đàn ông vụng về trong bếp núc. Thậm chí có người còn gán cho đàn ông là "ông hoàng trong nhà" khi không biết giúp vợ nấu ăn hoặc vài việc lặt vặt. Đi đến đâu cũng nghe các quý cô phàn nàn về chồng mình như thể là “một niềm hãnh diện” (vì họ cho rằng chuyện trong nhà do một tay người vợ quán xuyến). Cứ hễ các nàng ngồi tụm năm tụm bảy lại một hồi là thế nào cũng mang chồng mình ra nói xấu hoặc so sánh với chồng người với hướng tiêu cực.

 Vợ tôi cũng không là trường hợp ngoại lệ. Trong các buổi họp mặt bạn học cũ hay đồng nghiệp cùng cơ quan là nàng lại đem tôi lên bàn gân ganh đua với ông chồng A, B, C, D nào đó. Và thường thì tôi lép vế hơn (trong khi những mặt tốt của tôi thì không báo giờ nghe nàng nhắc đến). Chuyện chẳng phải ngoài xã hội xa lạ mà là chuyện nội trợ. Nào là "Anh ấy vụng về lắm, ngay cả nấu cơm bằng điện cũng bị khê", "Rửa có mấy cọng rau cũng không sạch", "Chiên cá thì ôi thôi nát bấy nhìn hết muồn ăn"... Không riêng gì tôi mà mấy ông bạn cùng công ty cũng rơi vào hoàn cảnh như vậy.

  Ức lắm chứ, oan cho đàn ông như tôi lắm chứ. Mọi người hãy thử công tâm mà nhận xét nhé. Cứ mỗi lần tôi vào bếp, chỉ mới bắc chiếc chảo lên chiên thôi là nàng "giành" việc ngay (dù việc khác chưa làm xong): "Thôi thôi để em làm cho, anh đi lên phòng khách đi. Anh đứng chàng ràng một hồi cá khét đen hết". Nàng đi chợ về, đặt một bó rau to tướng trên bàn, tôi vội vàng đi lấy rổ lặt thì nàng đứng sau lưng ngắm nghía từng cọng rồi phán: "Lặt thế này thì chỉ có cho heo ăn thôi. Cọng già chát sao em nhai. Thôi anh ngồi xem tivi đi, để em làm cho". Cuối tuần, nàng đi công việc đến chiều mới về. Cha con tôi tự tay nấu ăn, dù không ngon bằng nàng nhưng tạm gọi là có cái bỏ bụng qua ngày. Nhưng khi về nhà, nhìn những thức ăn còn lại trong lồng bàn, nàng đưa lên ngửi rồi lắc đầu: "Anh nấu thế này thì sao mà con ăn được?".

Tôi nhớ ngày còn nhỏ, mẹ tôi cũng từng chê bố tôi vụng vầ bếp núc như thế. Bao giờ ba vào bếp mẹ cũng ngăn lại. Những khi cả nhà đi vắng, tôi ở nhà một mình, thay vì mẹ bảo tôi tự tập nấu cơm hoặc tự tìm rau, củ quanh nhà chế biến thì mẹ cho tiền ra quán ăn. Chính vì mẹ không cho tôi làm những việc “đàn bà” nên khi trưởng thành, lập gia đình, tôi không biết chế biến thức ăn là gì (dù rằng cũng biết nấu).

Tôi nói ra là để dẫn chứng cho mọi người thấy, không phải đàn ông không làm được chuyện nội trợ nhưng là do các cô, các mẹ đã giành làm hết. Thay vì khích lệ, động viên, hướng dẫn đàn ông làm bếp thì phái nữ lại chê bai, can ngăn... Như vậy thì làm sao mà nấu nướng thuần thục. Cái gì cũng cần thời gian, chẳng ai mới sinh ra là biết và giỏi được.

Mặt khác, với lối suy nghĩ “chỉ có đàn bà mới lo chuyện bếp núc” nên từ lúc nhỏ, con gái mới được bà và mẹ chỉ dẫn nội trợ, còn con trai chỉ có việc ăn. Thời đại này rồi, quyền bình đẳng ngang nhau, phụ nữ đã làm được những chuyện đàn ông làm thì tại sao không cho đàn ông giúp phụ nữ gánh vác một ít việc nhà cơ chứ? Đừng cho rằng phái mày râu quá vụng về. Chẳng phải những chuyên gia ẩm thực, bếp trưởng trên thế giới đa phần là đàn ông sao?

Từ việc giành phần nội trợ đã làm cho nhiều quý ông sinh lười, chỉ biết nằm xem ti-vi, đọc báo, sau khi rời khỏi cơ quan. Đó là chưa nói việc gián tiếp dạy hư đàn ông thế này, sẽ làm đàn ông sinh thói gia trưởng, "chồng chúa vợ tôi", chỉ biết la cà cán quán nhậu. Tất nhiên cũng có một số quý ông không muốn làm việc nhà vì sợ “mất bản lĩnh” vì nghĩ rằng “đó không phải là việc của mình” nhưng nếu người vợ quyết tâm “huấn luyện” thì phái mạnh chúng tôi sẽ chịu thay đổi phong cách và tư duy.

    Thay vì chê bai, can ngăn, xin các quý cô hãy cho đàn ông chúng tôi có chút niềm kiêu hãnh khi được giúp đỡ, san sẻ với vợ trong việc nội trợ. Đó là một trong những yếu tố để gắn kết, xây dựng tổ ấm gia đình thêm bền chặt.

Xem thêm
Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm