| Hotline: 0983.970.780

Dùng công cụ kích điện khai thác thủy sản

Thứ Tư 12/08/2015 , 08:53 (GMT+7)

Khi sử dụng công cụ kích điện khai thác thủy sản có thể bị phạt tối đa 30 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 3 tháng đến 6 tháng

Hỏi: Tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp điện từ máy phát điện trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác để khai thác thủy sản bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 103/2013/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp điện từ máy phát điện trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác để khai thác thủy sản bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 20 sức ngựa hoặc tàu cá không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 m nước.

b) Phạt tiền từ 6.000.000 đến 9.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 m trở lên mà không lắp máy hoặc tàu cá có lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên đến dưới 50 sức ngựa.

c) Phạt tiền từ 9.000.000 đến 12.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 50 sức ngựa đến dưới 90 sức ngựa.

d) Phạt tiền từ 12.000.000 đến 15.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa đến dưới 250 sức ngựa.

đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 sức ngựa đến dưới 400 sức ngựa.

e) Phạt tiền từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 400 sức ngựa trở lên.

Ngoài ra, các trường hợp trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau:

Tịch thu công cụ kích điện; công cụ kích điện trên tàu cá; công cụ sử dụng điện lưới để khai thác thủy sản.

Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 3 tháng đến 6 tháng.


Hỏi: Tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 103/2013/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đến 4.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản tại vùng nước nội đồng.

b) Phạt tiền từ 8.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản trên biển.

Ngoài ra, các trường hợp trên còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau:

- Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu chất độc, thực vật có độc tố. Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 3 tháng đến 6 tháng.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy chất độc, thực vật có độc tố; buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm do chất độc, thực vật có độc tố gây ra.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất