| Hotline: 0983.970.780

Đừng để dạ dày "chứng minh" rau an toàn!

Thứ Sáu 29/10/2010 , 09:42 (GMT+7)

NNVN đã có loạt bài phản ánh nông dân một số địa phương chưa thực hiện đúng quy trình SX rau an toàn (RAT), đặc biệt về dư lượng thuốc BVTV; mạng lưới kinh doanh, tiêu thụ RAT chưa quản lý tốt… làm giảm niềm tin với người tiêu dùng. Một số đại biểu đã mổ xẻ vấn đề này bên lề Quốc hội.

ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh): Sao cứ để dân mình ăn rau có thuốc sâu

Qua kiểm tra các mẫu rau an toàn ở siêu thị gần đây của Cục BVTV (Bộ NN-PTNT) cho thấy dư lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép. Vì vậy tôi chưa yên tâm khi sử dụng rau an toàn (RAT). Ngay cả rau mua ở siêu thị cũng chưa an toàn nói gì đến rau ngoài chợ. Tôi công tác ở Hà Nội dài này, khi ra chợ thấy rau tươi xanh thì mua về ăn, chứ nguồn gốc từ đâu chẳng biết.

SX rau xanh hiện nay vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, trình độ hiểu biết của người SX còn hạn chế. Nhiều người chỉ vì lợi nhuận đã bất chấp quy định, mặc nhiên phun thuốc BVTV vô tội vạ, phun không đúng thời điểm. Ngành nông nghiệp đã có quy định trước bao nhiêu ngày thu hoạch không được sử dụng thuốc BVTV nhưng vì họ muốn rau xanh tốt nên cứ phun thuốc. Có khi hôm trước phun hôm sau bán, người tiêu dùng ăn rau… ăn cả thuốc trừ sâu.

Cơ quan quản lý Nhà nước phải phối hợp chặt chẽ, tuyên truyền để người sản xuất thấy trách nhiệm của mình làm ra sản phẩm thực sự an toàn. Đồng thời hướng dẫn người tiêu dùng nên mua rau tại các cửa hàng được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh RAT hoặc các cơ sở cung ứng RAT có nguồn gốc rõ ràng…

ĐB Vũ Quang Hải (Hưng Yên): Phải xây dựng thương hiệu RAT

Chúng ta có Luật ATTP, luật đã quy định rõ vấn đề này nhưng việc tổ chức thực hiện ở một số địa phương rất yếu. Nói về sản phẩm rau, nông dân chủ yếu trồng rau phân tán, tùy tiện phun thuốc BVTV, sử dụng nguồn nước bẩn để tưới… Cơ quan quản lý Nhà nước khó kiểm soát việc này dẫn đến tình trạng người mua khó phân biệt đâu là RAT. Vì thế, sản phẩm RAT phải được kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu đầu vào, tức là phải gắn tên hộ hoặc HTX sản xuất để họ có trách nhiệm với từng cây rau mình làm ra.

Có lần tôi ra chợ TP Hưng Yên định mua ít dưa chuột, song ngờ ngợ là rau quả có thuốc sâu, bà bán hàng thật thà: “Bác không tin em ăn ngay không cần rửa, có thuốc sâu em chịu”. Nói xong bà ta liền cắn ngay quả dưa vào miệng nhai ngấu nghiến để chứng minh là dưa sạch: Vâng, đó là rau sạch nhưng sản phẩm này phải xây dựng thương hiệu thì người tiêu dùng mới yên tâm, chứ không phải lấy dạ dày để chứng minh RAT như bà bán rau tôi vừa kể.

ĐB Nguyễn Văn Bé (TP HCM): Rau ở chợ đều không nguồn gốc

Hiện nay siêu thị ở các TP lớn đều bày bán sản phẩm RAT, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng, bởi lượng rau siêu thị tiêu thụ rất ít. Thực tế không mấy ai có thời gian đi siêu thị hàng ngày nên vẫn thường mua rau ngoài chợ. Mà mua ở chợ thường là rau không rõ nguồn gốc, có khi rau tươi xanh lại không an toàn.

Có bữa tôi chứng kiến 1 xe thồ chở rau muống từ ngoại ô vào chợ TP HCM giữa thời tiết nắng nóng 40 độ C, bày bán từ trưa đến chiều mà rau vẫn tươi nguyên, không héo. Có thể người trồng rau sử dụng chất kích thích chăng? Người thân của tôi cũng thỉnh thoảng bị đau bụng, tiêu chảy do ngộ độc rau. Để có rau xanh đảm bảo, gia đình tôi thường tự trồng trong chậu, hạn chế mua ngoài chợ là tốt nhất.

ĐB Trần Thị Phương Hoa (Nam Định): Tỉnh lẻ rất khó tiêu thụ RAT

Tôi thường mua rau ngoài chợ nên chẳng biết có phải là rau an toàn không? Theo kinh nghiệm thì trước khi chế biến tôi ngâm rau với nước muối sát khuẩn khoảng 1 tiếng. Lâu nay vẫn dùng cách này nên chưa ai trong gia đình bị ngộ độc. Trước đây một số siêu thị ở TP Nam Định có bày bán sản phẩm RAT nhưng do không tiêu thụ được nên bỏ.

RAT giá cao nên người dân chủ yếu dùng rau ngoài chợ. SX đã khó, tiêu thụ RAT ở tỉnh lẻ như Nam Định lại càng khó hơn. Vấn đề mấu chốt là các cơ quan quản lý phải khuyến cáo người trồng rau tuân thủ đúng quy trình SX, hạn chế sử dụng thuốc BVTV để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

ĐB Bùi Thị Bình (Hòa Bình): Người trồng rau phải vì cộng đồng

Có lần tôi đến thăm nhà người thân làm nông nghiệp. Bà bạn đang chăm sóc rau liền thật thà bảo: “Luống này em để ăn vì không phun thuốc “tăng phọt” còn luống kia để bán” (!). Chẳng biết bao nhiêu người ăn phải rau có chất “tăng phọt” và ăn vào có ảnh hưởng gì không? Theo tôi cần tuyên truyền rộng rãi để người dân trồng rau phải nghĩ vì cộng đồng, trồng rau cho chính mình dùng mới bảo đảm sức khỏe.

Mua rau trong siêu thị chắc chắn đảm bảo hơn rau ngoài chợ vì nó có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đã mua về dùng mình phải tự bảo vệ mình bằng cách “ăn chín uống sôi”. Rau mua về rửa kỹ thì cảm thấy an toàn chứ không đo đếm an toàn đến mức độ nào?

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất