| Hotline: 0983.970.780

Đừng gục ngã vì bệnh đột quỵ

Chủ Nhật 05/11/2017 , 08:01 (GMT+7)

Hiện nay, ai nấy nghe nói đến căn bệnh ung thư là hoảng sợ, coi như Thần Chết đã gõ cửa. Tuy nhiên, mọi người không biết, đột quỵ mới chính là chuyên nhân tử vong hàng đầu ở Việt Nam.

Theo số liệu của Hội Đột quỵ Thế giới, cứ mỗi 6 người sẽ có 1 người bị đột quỵ. Ở Việt Nam, mỗi năm có 200.000 người bị đột quỵ, tỉ lệ tử vong do đột quỵ ở nam giới là 18% và ở nữ giới là 23%. Đột quỵ, hay còn gọi là Tai biến mạch máu não, là căn bệnh rất phổ biến và nguy hiểm trong xã hội hiện đại.

Ngày 21/10 vừa qua, tại Bệnh viện Quốc tế City (CIH, số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM) đã có một Hội nghị khoa học kỹ thuật chia sẻ những công trình nghiên cứu, cải tiến mới trong việc khám chữa bệnh để áp dụng những kỹ thuật mới vào thực tiễn về đề tài “Can thiệp nội mạch và điệu trị đột quỵ” với sự tham gia của hai bác sĩ gồm BS. Maurice E. Arregui, St. Vincent Hospital và Healthcare Center, Indianapolis, Indiana, USA ông là người đã đào tạo và triển khai mổ nội soi đầu tiên tại Việt Nam) và BS Mahen Nadarajah (Singapore).

Đồng thời, Bệnh viện CIH cũng cho biết dự án thành lập Trung tâm can thiệp tim mạch DSA Artis with Pure - trung tâm can thiệp tim mạch hiện đại nhất, dự kiến triển khai vào tháng 11/2017 tại Bệnh viện Quốc tế City.

Tuy nhiên, để thông tin thêm cho người dân hiểu rõ hơn về căn bệnh đột quỵ, một căn bệnh có thể xảy ra bất ngờ với bất kì ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe. Một người trẻ tuổi đang có vẻ rất khỏe mạnh, không bệnh tật cũng có thể bị đột quỵ bất cứ lúc nào, mà không hề có những dấu hiệu báo trước. Hơn thế nữa, hậu quả mà đột quỵ gây ra rất trầm trọng. Người bệnh có thể bị liệt nửa thân, mất khả năng giao tiếp, mất khả năng kiểm soát tiểu tiện, thậm chí hôn mê sâu và tử vong nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa nguy cơ và giảm thiểu hậu quả của nó. Người bệnh đột quỵ nếu được cấp cứu kịp thời trong “thời gian vàng” thì cơ hội phục hồi trở lại chất lượng cuộc sống như trước rất cao.

TS BS. Nguyễn Bá Thắng - Trưởng Đơn vị đột quỵ, Phó Trưởng Khoa Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD) cho biết, mỗi tháng BV ĐHYD TP.HCM tiếp nhận 100-120 ca bệnh đột quỵ. Trong số đó, chỉ có 8% người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời trong “thời gian vàng” để được áp dụng các biện pháp điều trị thông mạch máu. Con số này ở nhiều bệnh viện khác trong cả nước còn thấp hơn, chỉ từ 1 đến 3%. Người tuổi cao có nguy cơ đột quỵ cao nhưng hiện nay tỉ lệ người bị đột quỵ dưới 45 cũng khoảng 30%.

Nhằm nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng về cách nhận diện và cấp cứu đột quỵ, Đơn vị Đột Quỵ BV ĐHYD TP.HCM tổ chức chương trình Tư vấn p“hòng chống đột quỵ, nhân ngày đột quỵ thế giới 29/10, với chủ đề ĐỪNG GỤC NGÃ VÌ ĐỘT QUỴ”, thời gian: 8g00 sáng Chủ nhật, ngày 29/10/2017, địa điểm: Sảnh tầng trệt khu A, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, TPHCM. Đăng ký tham dự miễn phí vui lòng liên hệ: (028) 3952 5449 - (028) 3952 5422.

(Kiến thức gia đình số 43)

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bảo tồn bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông tăng sinh lý

Bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông cải thiện sức khỏe sinh lý được Chủ nhiệm Hợp tác xã Dược liệu Nam dược Mạc Minh tâm huyết phát triển.

Bình luận mới nhất