| Hotline: 0983.970.780

Dũng sỹ diệt chuột xứ Đoài

Thứ Tư 05/06/2013 , 10:15 (GMT+7)

Nói về mình, anh Cấn Văn Dung chia sẻ: Lẽ ra tôi là chiến sỹ chứ không phải như mọi người yêu quý gắn cho danh hiệu “dũng sỹ diệt chuột”.

Nói về mình, anh Cấn Văn Dung ở thôn Đại Đồng, xã Tuyết Nghĩa (Quốc Oai, Hà Nội) chia sẻ: Lẽ ra tôi là chiến sỹ chứ không phải như mọi người yêu quý gắn cho danh hiệu “dũng sỹ diệt chuột”.

Nhưng hiếm ai biết được đằng sau những lời khiêm nhường ấy là cả một câu chuyện dài của một nông dân dành tâm huyết cả đời mình để bảo vệ đồng lúa tốt tươi.

Năm 1990, anh Cấn Văn Dung là học viên Trường Sĩ quan lục quân 1. Mỗi lần về quê thấy cha mẹ già yếu, ruộng vườn xơ xác không có ai chăm sóc, anh quyết định làm đơn xin nhà trường cho rời quân ngũ về làm kinh tế để phụ giúp gia đình. Đang ở trong quân ngũ trở về đời thường, đối diện với những khó khăn, anh Dung không khỏi băn khoăn lo lắng. Khi lập gia đình chỉ có 1 sào vườn và mấy sào ruộng khoán.


Anh Dung bên những "sản phẩm" thu được

Anh trăn trở: Trồng cây gì, nuôi con gì, làm việc gì để ổn định kinh tế gia đình? Mình sinh ra ở nông thôn, luôn cháy bỏng tình yêu đồng ruộng, không lẽ nào đất đai lại phụ công người? Vì lẽ đó, anh không ngại vất vả nhọc nhằn tìm hiểu thổ nhưỡng của làng và tìm đọc trên báo những điểm sáng điển hình tiên tiến trong SX nông nghiệp.

Một lần đọc báo, anh Dung thấy mô hình SX vụ đông bằng gieo trồng cây đậu tương trên đất trũng ở xã Nam Triều (Phú Xuyên). Anh đã lặn lội đi học hỏi kinh nghiệm và tham vấn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông về việc đưa TBKT vào đồng ruộng quê mình. Quả thật đất đã không phụ công người. Vụ đậu tương đông năm ấy, anh Dung đã bội thu.

Năm 2000, nạn chuột hoành hành khắp nơi phá tan hoang khắp các xứ đồng của xã Tuyết Nghĩa. Những thửa ruộng nhà anh Dung cũng lâm vào thảm cảnh: Lúa, đậu tương, rau màu bị chuột tàn phá xác xơ khiến anh xót xa đến ứa nước mắt. Để tiêu diệt giặc chuột, anh Dung đã dùng nhiều cách như đặt bẫy bằng bả, bẫy dính, bằng cạm... song đều thất bại.

Nhưng lòng yêu ruộng đồng trong anh còn mạnh hơn cả sức tàn phá của loài chuột. Nó đã biến thành ý chí và lòng quyết tâm không chịu khuất phục trước khó khăn. Để bắt tay vào việc diệt chuột nhiều ngày anh Dung nằm bờ nằm bụi ngoài đồng từ chập tối đến sáng quên cả ngủ để tìm phương pháp đánh chuột, người gầy rộc đi.

Anh Dung còn cất công đi khắp nơi để "tầm sư" diệt chuột và thông qua các lớp tập huấn của khuyến nông về phòng trừ dịch hại cho cây trồng. Anh Dung đã nắm rõ được quy luật cũng như tập tính sinh học của lũ chuột. Biết cách dẫn dụ loài chuột vào cạm bẫy một cách hiệu quả.

Kết quả ngoài sức tưởng tượng của anh là số bẫy đặt đều bắt được chuột, thậm chí trên một bẫy còn dính 2 con liền. Thành công trong phương pháp diệt chuột, anh Dung đã mua bẫy đánh chuột giúp bà con hàng xóm. Có ngày anh diệt được gần 100 kg chuột.

Từ tình yêu ruộng đồng đến việc đem kinh nghiệm và khả năng của mình để tiêu diệt chuột bảo vệ mùa màng, anh Cấn Văn Dung đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng nông thôn mới trong lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Năm 2001, nạn chuột tàn phá càng nặng nề hơn trên toàn bộ diện tích lúa đã gây thất thu lớn cho xã viên HTX. Ban quản trị HTXNN Liên Thôn, xã Tuyết Nghĩa chưa có biện pháp xử lý để tiêu diệt được chuột.

Anh Dung đã thuyết phục để HTX cho nhận khoán diệt chuột trên toàn bộ ruộng đồng với mức thù lao sản lượng 2 kg/sào. Kết quả cuối năm nạn chuột đã được khống chế, đem lại cho bà con xã viên một vụ lúa bội thu và cũng mang về cho anh Dung một khoản thu 7.000.000 đồng trị giá 6.000 kg thóc.

Đến nay thu nhập từ diệt chuột hằng năm mang về cho gia đình anh gần 150 triệu đồng. Ngoài việc nhận khoán diệt chuột cho xã, anh Dung còn đem kinh nghiệm và bí quyết diệt chuột của mình nhận bảo vệ mùa màng cho nhiều đồng ruộng ở khắp các huyện vùng ngoại thành như Hoài Đức, Chương Mỹ, Thạch Thất...

Riêng gia đình anh còn thành lập một đội chuyên diệt chuột từ 3 - 5 người với mức thu nhập bình quân cho 1 người là 12 triệu đồng/vụ lúa.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm