| Hotline: 0983.970.780

Dùng xi măng làm phân bón: Lợi ít hại nhiều

Thứ Ba 19/01/2016 , 15:25 (GMT+7)

TS Nguyễn Quang Hải khuyến cáo, bà con không nên dùng xi măng để bón cho cây trồng vì lợi bất cập hại.

TS Nguyễn Quang Hải, Phó Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng - Nông hóa (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) khẳng định, cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có bất cứ công trình khoa học hay đề tài nghiên cứu nào về việc dùng xi măng bón cho lúa hay loại cây trồng nào khác có hiệu quả. Tuy nhiên, xét về góc độ khoa học, việc một số nông dân dùng xi măng bón cho lúa thấy tốt không phải là không có cơ sở.

13-38-23_dsc_0046
Các chất trung, vi lượng canxi, silic, megie… phải qua nung chảy ở nhiệt độ 700 - 1.000 độ C cây trồng mới dễ dàng hấp thụ.

"Cái khó hiện nay là trong quy định của pháp luật về phân bón của nước ta chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn và phương pháp phân tích hàm lượng hữu hiệu của các chất trung, vi lượng như canxi, silic, magie… nên các đơn vị có công nghệ, quy trình sản xuất cũng chỉ dám ghi ở dạng tổng số. Chúng tôi đang nghiên cứu và sắp tới sẽ ban hành phương pháp, quy trình phân tích cũng như quy chuẩn, tiêu chuẩn cho các thành phần trung, vi lượng...", TS Nguyễn Quang Hải.

Theo TS Nguyễn Quang Hải, thành phần chính của xi măng là canxi, ôxít silic, magie và các loại kim loại như nhôm, sắt... Nhưng canxi trong xi măng dưới dạng thạch cao, cây trồng không thể hấp thụ được nên hầu như không có tác dụng. Còn ôxít silic trong xi măng có thể cây trồng hấp thụ được vì trong quá trình sản xuất xi măng phải nung trong lò cao trên 1.000 độ C nên có thể chuyển hóa silic từ dạng trơ ngoài tự nhiên sang dạng hoạt hóa.

TS Nguyễn Quang Hải khuyến cáo, bà con không nên dùng xi măng để bón cho cây trồng vì lợi bất cập hại. Bởi thành phần canxi trong xi măng chính là thạch cao, nếu bón nhiều và dùng thường xuyên chắc chắn sẽ gây chai cứng, thoái hóa đất. Khi đó việc cải tạo sẽ khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều. Chưa kể trong xi măng còn chứa các độc tố kim loại có hại cho cây trồng.

"Hiện nay ngoài thị trường có rất nhiều sản phẩm phân bón có bổ sung thành phần trung, vi lượng như canxi, silic, magie, kem, đồng, Bo… với giá cả rất hợp lý, chỉ vài nghìn đồng/kg nên người nông dân hoàn toàn có thể lựa chọn để thay thế xi măng", TS Nguyễn Quang Hải chia sẻ.

Song ông cũng lưu ý, bà con nên lựa chọn những sản phẩm phân bón trung, vi lượng đã qua sản xuất, bởi canxi hay silic phải được nung chảy ở nhiệt độ từ 700 - 1.000 độ C mới chuyển hóa được từ dạng trơ sang dạng hoạt hóa để cây có thể hấp thụ được trong môi trường dịch axít yếu do rễ cây tiết ra, điển hình là sản phẩm lân nung chảy có trên thị trường.

Còn các sản phẩm phân trung, vi lượng có chứa silic, canxi hay magie song chỉ là quặng hay đá nghiền thành bột đơn thuần, không qua công nghệ chế biến, chỉ chứa hàm lượng caxi, silic, magie ở dạng tổng số, cây trồng không hấp thụ được, bón vào thậm chí còn gây hại cho đất và cây trồng.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất