| Hotline: 0983.970.780

Dùng xi măng làm phân bón: Ý kiến của các chuyên gia

Thứ Tư 20/01/2016 , 08:01 (GMT+7)

14-19-02_nh-bon-phn-cho-lu-chu-khong-bon-xi-mng
Bón phân hóa học tăng năng suất cây trồng
 

PGS.TS Lê Văn Hòa, Trưởng khoa Nông nghiệp sinh học ứng dụng, Trường ĐH Cần ThơPhá vỡ cấu trúc đất

Đây là lần đầu tiên tôi nghe chuyện một số nông dân ở Đồng Tháp dùng xi măng bón cho cây lúa. Có thể do vùng đất đó có độ phèn cao nên bón xi măng (trong xi măng có vôi) giúp đất được rửa phèn, lúa lên xanh tốt trong giai đoạn đầu. Còn về lâu dài thì nguy cơ làm đất bị chai cứng là rất cao. Trong thành phần xi măng chủ yếu là clinker, trong chất này có tới 60 - 70% CaO (vôi); 16 - 26%  là SiO2 (silic), nhôm, sắt và nhiều tạp chất khác. Bản chất của vôi rất tốt cho cây và cho đất vì vôi rửa phèn tốt, hạn chế sự phát triển của mầm bệnh, cỏ trong đất...

Tuy nhiên, người nông dân mình không biết việc dùng xi măng bón cho lúa lâu ngày sẽ làm đất bị chai cứng, vì xi măng có chất kết dính rất cao, bón lâu ngày sẽ phá vỡ cấu trúc đất. Do vậy không nên dùng xi măng bón cho lúa. Trong canh tác, nếu thấy đất nhiễm phèn nặng hoặc canh tác lâu ngày thì nên rải vôi. Bón vôi với liều lượng hợp lý và chỉ bón trong thời gian nhất định.

Theo quan điểm cá nhân tôi thì việc này có hại nhiều hơn có lợi vì xi măng là chất kết dính trong xây dựng nên về lâu dài nếu bón xuống đất lúa sẽ làm mất đi chất phù sa của đất.

Ông Trần Anh Thư, GĐ Sở NN-PTNT An Giang: Xi măng không có vai trò cải tạo đất

Chuyện dùng xi măng bón cho đồng ruộng là một điều rất nguy hại cho đất lúa sau này. Nếu cứ sử dụng thì phải cấm. Có thể ở một số nơi, bà con bón vôi cho lúa, vì hiện nay chưa có ngành chức năng nào đánh giá cụ thể họ dùng vôi hay xi măng(?). Hiện trên thị trường có 2 loại vôi sống và vôi tôi đều có màu giống như xi măng, nông dân có thể bón các loại này để làm đất hạ phèn nhanh, giúp lúa nhanh xanh tốt. Vì vậy nông dân đồn rằng bón xi măng làm lúa tốt. Tôi tin rằng nông dân không mang tiền mua xi măng bón cho ruộng, vì hiện tại giá xi măng và giá vôi đều có sự chênh lệch nhau rất lớn.

Xi măng không có vai trò cải tạo đất và nuôi sống cây trồng. Sử dụng vôi tôi khi bón xuống sẽ có tác dụng hạ phèn ngay lập tức. Nếu không bón vôi nữa, độ phèn sẽ tiếp tục lên, làm lúa non chết. Còn vôi sống từ đá vôi nghiền ra khi rải xuống đồng ruộng phản ứng sẽ chậm hơn để cân bằng độ pH ổn định, giúp lúa xanh tốt. 2 loại vôi này là nguyên liệu làm ra xi măng. Vôi sống, vôi tôi có màu sắc giống xi măng nên nhiều người lầm tưởng dùng xi măng để bón cho lúa.

Ông Lê Minh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT An Giang: Xi măng có hại cho cây trồng

Việc dùng xi măng bón cho lúa là không có cơ sở khoa học vì bản thân xi măng không có chất dinh dưỡng để giúp lúa phát triển và cho năng suất tốt như phân bón hóa học hiện nay nông dân đang sử dụng rộng rãi.

Khi nhận được thông tin này tôi đã kết hợp với ngành nông nghiệp tỉnh để khuyến cáo nông dân không nên áp dụng hay thí nghiệm làm theo bất cứ cho loại cây trồng nào. Hành động này làm phá hại cơ cấu đất nông nghiệp. Khi xi măng đã bón xuống ruộng, sau này không những không trồng được lúa mà các loại cây khác vẫn không canh tác được.

Ông Trần Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Long Hậu, huyện Lai Vung (Đồng Tháp): Xã đề nghị cấm bón xi măng

Thời gian qua trên địa bàn xã cũng có tình trạng nông dân lấy xi măng bón cho lúa để thay thế phân bón hóa học. Chúng tôi đã phát hiện hộ ông Nguyễn Văn Có thử nghiệm việc bón xi măng cho lúa được hai vụ và đề nghị ngưng sử dụng để chờ cơ quan chức năng kiểm tra, kết luận. Theo tìm hiểu của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã, mấy ngày qua lúa của ông Có bón xi măng không tốt mà cây lùn hơn so với các ruộng lân cận bón phân hóa

học.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm