| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 14/09/2010 , 11:05 (GMT+7)

11:05 - 14/09/2010

Được đĩa, mất mâm

Muối sản xuất trong nước ế ẩm. Giá rớt thê thảm. Diêm dân khóc ròng. Đó là thực tế cách đây không lâu tại những vựa muối lớn của cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, Ninh Thuận, Nghệ An…

Cũng thời điểm đó, TCty Lương thực Miền Bắc (Vinafood1) nai lưng ra để thu mua muối cho diêm dân theo chương trình tạm trữ 200 nghìn tấn của Chính phủ, nhằm “kích” cho giá muối tăng lên, đảm bảo cho diêm dân có lãi ít nhất 30%. Nỗ lực của Chính phủ, cố gắng của DN cũng phần nào làm cho người sản xuất muối yên tâm, có thêm chút hưng phấn để duy trì sản xuất và quan trọng hơn, làm cho mâm cơm của họ bớt đi vị mặn của mồ hôi, nước mắt vì giá xuống thê thảm.

Nhưng, trong khi đó, Bộ Công thương, bất chấp việc diêm dân đang khốn khó, lại cấp quota cho một số DN nhập khẩu muối với lý do: Dùng làm nguyên liệu cho sản xuất hóa chất dùng cho công nghiệp, muối tinh khiết dùng trong chế biến thực phẩm

Mặc dù đại diện Bộ Công thương không thừa nhận việc cho phép NK muối làm nghiêm trọng hơn tình tình muối tồn đọng của diêm dân với lý do lượng muối tồn đọng không phải loại muối DN cần. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận việc trên gây tác động tiêu cực tới tâm lý của diêm dân và tác động trực tiếp đến giá muối trong nước, bởi lẽ, muối càng tồn đọng nhiều giá sẽ càng giảm sút.

Quay lại câu chuyện của cách đây hơn nửa năm để thấy rằng, việc các DN ồ ạt xin NK muối trong khi lượng muối tồn kho vẫn còn nhiều là điều không khó lý giải. Năm nay, hạn ngạch NK muối tới 260.000 tấn, trong đó có 180.000 tấn muối công nghiệp và 80.000 tấn muối chế biến. Thời điểm này được biết các DN đã nhập 170.000 tấn trong hạn ngạch. Một số chuyên gia trong lĩnh vực này nhận xét rằng, đành rằng việc NK muối của các DN là muối chất lượng cao, nhưng hoàn toàn không hẳn là NK về để chế biến, mà trong đó phần lớn để bán ra thị trường làm muối ăn, thu lời lớn. Được biết, hạn ngạch NK muối hàng năm đều do Bộ Công thương đưa ra trên cơ sở đề xuất của DN và dự báo tình hình sản xuất vụ muối trong năm. Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên thì cho rằng: Những năm trước thời tiết không thuận lợi nên hạn ngạch NK bao nhiêu không ảnh hưởng.

Chính sách “kích” giá của Chính phủ làm cho diêm dân chưa kịp “thích”, thì đã phải ngậm ngùi trước việc giá đang có nguy cơ quay đầu trở lại. Các chuyên gia cho rằng, ở đây, hãy khoan nói về chính sách điều tiết của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc cấp quota NK, hoặc công tác chỉ đạo sản xuất chưa tốt, mà đề cập đến việc “vì dân” của cơ quan quản lý. Có lẽ, nên cấp hạn ngách theo thực tế nhu cầu trong nước. Nếu muối sản xuất trong nước mà dùng được, thì không nhập, tránh bị rớt giá cho diêm dân, mà cũng tiết kiệm được ngoại tệ.

NK muối, lợi ích nhỏ mà thiệt hại là rất lớn!

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm