| Hotline: 0983.970.780

Dưới chân núi Đại Thần: Ba đời giữ báu vật của đền

Thứ Sáu 28/11/2014 , 08:39 (GMT+7)

Trải qua nhiều biến động của lịch sử, ngôi đền thờ Gia quốc công Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật  đã sụp đổ, nhưng có một gia đình ba đời giữ những báu vật còn sót lại của đền.../ Chuyện kỳ bí quanh đền Phúc Khánh

Chùa Nghĩa Đô được Gia quốc công Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật xây dựng trong những năm trấn giữ vùng biên ải phía Bắc. Sau mấy trăm năm ngôi chùa đã bị thời gian tàn phá, người dân dựng lên đó ngôi đền để thờ hai ông, tri ân người có công với nước.

Trải qua nhiều biến động của lịch sử, ngôi đền cũng đã sụp đổ, nhưng có một gia đình ba đời giữ những báu vật còn sót lại của đền...

Tận mắt thấy báu vật

Trưởng Ban Quản lý di tích huyện Bảo Yên (Lào Cai) Nguyễn Trung Kiên suốt dọc đường từ trên núi Đại Thần vào Nghĩa Đô phải gọi điện thoại năm lần bảy lượt để hẹn ông Lường Văn Thủ ở nhà tiếp đoàn công tác, bởi ông Thủ đang giữ chức Trưởng Ban quân sự xã, mùa này đang là mùa diễn tập nên ông không mấy khi ở nhà.

Nghĩa Đô nằm trên quốc lộ 279 được mở rộng sau chiến tranh biên giới tháng 2/1979, nhưng cách nay gần 500 năm trước, hai ông Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật đã khai mở tuyến đường này cho việc chuyển quân từ thành Nghị Lang sang trấn giữ Hà Giang, Tuyên Quang.

Nghĩa Đô là điểm được chọn làm nơi đóng quân, tại đây hai ông cho xây dựng một ngôi chùa để quân sĩ làm lễ trước khi xuất quân. Sau mấy trăm năm ngôi chùa bị thời gian tàn phá, để tưởng nhớ công lao của hai ông, người dân dựng ngôi đền trên chính nền của ngôi chùa đó để thờ phụng. Ngôi đền cũng sụp đổ do biến động của lịch sử và thời gian.

Người ta thống kê được 6 ngôi đền thờ chúa Bầu Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật, đền Nghĩa Đô là một trong 6 ngôi đền đó. Tuy nhiên, cho đến nay đền Nghĩa Đô chỉ còn nền đất mọc đầy cây cối và cỏ dại, nhưng người dân không ai dám xâm phạm, bởi có rất nhiều chuyện tai ương kỳ lạ xảy ra không lý giải nổi.

Lá cờ đền Nghĩa Đô
Lá cờ đền Nghĩa Đô

Sau khi trình bày lý do đoàn công tác của Ban Quản lý di tích muốn xem những báu vật của đền Nghĩa Đô mà gia đình ông Lương Văn Thủ đã cất giữ từ đời ông nội Lương Lý Liên khi mất giao lại cho bố ông là Lương Văn Liêm, khi ông Liêm mất thì giao lại cho Lương Văn Thủ.

Ông Thủ năm nay cũng đã 50 tuổi, nghĩa là báu vật mà gia đình ông đang cất giữ trải qua ba đời. Chần chừ một lát, dường như ông quá ái ngại cho đoàn công tác đã lặn lội mấy chục cây số tới đây, mặc dù tối nhọ mặt người nhưng vẫn tìm đến nhà.

Ông Lương Văn Thủ bảo: Biết anh Kiên và mấy anh chị trong Ban di tích tôi mới cho xem, còn người khác thì không đâu. Vì đây là báu vật của đền Nghĩa Đô mà ông nội tôi giữ lại sau khi đền bị đổ nát giao cho con cháu cất giữ. Mỗi năm chỉ một lần duy nhất vào ngày mùng 3 Tết gia đình tôi mới mang ra làm lễ thôi...

Nói rồi ông thắp hương vào hai bát hương đặt cạnh cửa sổ có chiếc tủ đựng các báu vật của đền, ông khấn bằng tiếng Tày đại thể là xin phép thần linh, thổ địa và hai ông Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật cùng ông nội Lương Lý Liên và bố đẻ Lương Văn Liêm được mở tủ lấy các báu vật cho đoàn công tác xem.

Nghe ông Thủ khấn vái tổ tiên khiến người tôi lạnh toát, chả biết có phải những cơn gió từ cánh đồng trước mặt ùa vào hay linh hồn của người xưa theo lời khấn về đây chứng kiến những việc làm của ông?

Sau một hồi khấn vái, ông Lương Văn Thủ mới nhẹ nhàng lấy ra những báu vật của đền bày ra chiếc chiếu dưới bàn thờ, bao gồm: Thau đồng, mâm đồng, ấm đồng và con dao găm bằng đồng dài hơn một gang tay cùng một đôi đũa sơn đen bóng đặt trong chiếc bao tết bằng mây rừng cũng đã lên màu thời gian đen nhánh, một ống quyển làm bằng nứa bên trong đựng 5 quyển sách, mỗi quyển sách có 2-3 trang viết và 5 tờ rời đều làm bằng giấy dó viết chữ Hán bằng mực Tàu.

Dao găm bằng đồng, đồ thờ cúng trong đền Nghĩa Đô còn sáng loá
Dao găm bằng đồng, đồ thờ cúng trong đền Nghĩa Đô còn sáng loá

Trải qua cả trăm năm những tờ giấy dó được cất giữ trong ống quyển chữ viết còn khá rõ nét, bên dưới đều đóng triện bằng mực tím nhạt. Rất có thể đây là bài cúng kể công đức của hai ông Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật?

21-55-01_h5
Những tờ giấy dó viết chữ Hán đóng triện màu mực tím nhạt

Theo lời ông Thủ, trước đây cụ nội của ông được dân xã Nghĩa Đô dành cho mấy thửa ruộng trước cửa đền, diện tích chừng một héc ta để cấy lúa làm cơm cúng đền, ruộng ấy gọi là ruộng của nhà đền. Chủ yếu cấy lúa nếp, một năm vài ba bận cúng: Cúng ăn cốm, cúng ăn cơm mới, cúng rằm tháng Bảy, cúng 3 ngày Tết và rằm tháng Giêng...
Ông cũng chỉ nhớ được một số ngày cúng như thế, sau khi vào hợp tác xã số ruộng của nhà đền hợp tác xã quản lý, sau này được chia cho các hộ.

Chiếc ống quyển, đôi đũa, con dao găm được cất trong chiếc hòm gỗ nhỏ cùng với hai lá cờ đền và chiếc áo dệt bằng lụa của thủ từ mặc khi làm lễ được bọc trong tấm vải lụa sồi. Mọi thứ còn khá nguyên vẹn chỉ trừ một số trang giấy dó bị quăn, rách vài chỗ, ngoài ra còn có một chiếc trống cổ được ông treo lên xà nhà.

Đền Nghĩa Đô nằm cạnh quốc lộ 279, ông Thủ kể rằng: Tôi năm nay 50 tuổi rồi, từ khi còn bé đã được ông tôi chỉ cho nơi dựng ngôi đền mà ông được giao trông coi. Không biết ngôi đền bị sập đổ trong kháng chiến chống Pháp hay sau này mới bị phá, khi lớn lên tôi không còn nhìn thấy ngôi đền đó nữa. Những câu chuyện quanh ngôi đền thì tôi biết và nhớ rất rõ...

Tai ương kì lạ

Ông Lương Văn Đắc, ông Thủ gọi là chú nhà ở gần đền, lấy đá kê cột đền về lát chỗ rửa chân, rồi múc nước giếng của đền về ăn.

Vợ ông Đắc ốm lăn ốm lóc, ốm đến rụng cả tóc chả làm ăn được gì và chỉ đẻ được một đứa con gái nhưng cũng ốm nhẳng.

Đi xem bói, thầy bảo ông đã xâm phạm vào đất của đền, lấy của đền về dùng, cái gì lấy của đền thì trả lại cho đền nếu không còn bị nhiều tai hoạ. Sợ quá, ông Đắc bê những hòn đá kê chân cột trả lại đền rồi chuyển nhà ra xa chừng 500m.

Trường cấp II Nghĩa Đô đóng cạnh đó, người ta xây nhà vệ sinh vào đất của đền, nhiều cháu sau khi đi vệ sinh xong, nhất là con gái bước ra ngoài mắt hoa đầu váng quay cuồng như bị cảm gió, rồi nói năng lảm nhảm như nói chuyện với ai ở đâu đó.

Nhiều em bị như vậy nên chẳng ai dám vào, nhà vệ sinh đành bỏ hoang.

Cách nay 4 năm cháu Ma Thị Thành đã vào khu đền lấy củi, khi vác được bó củi ra ngoài thì hét thất thanh như bị ai bắt vía. Sau đó đi lung tung, nói như mê sảng. Gia đình sợ quá phải mời thầy cúng ở tận Xuân Giang bên Hà Giang về cúng mới khỏi.

21-55-01_h6
Nhà vệ sinh của trường cấp II Nghĩa Đô bỏ hoang không ai ám vào

Năm nào cũng vậy, cứ đến mùng 3 Tết gia đình ông Thủ lại mổ gà làm 5-6 mâm cơm, bày đồ cúng lên chiếc mâm đồng của đền ra cúng, con cháu trong họ và ngoài thôn bản tới thắp hương khấn vái cầu mong mọi sự tốt lành rồi đánh trống vang trời báo cho bà con dân bản biết sau Tết mọi người ra đồng cày cấy.

Nghe tiếng trống, người trong thôn bản đều tới thắp hương cầu mong năm mới tràn đầy sức khoẻ và gặp nhiều điều tốt lành. Sau đó các đồ cúng tế lại được cất kỹ vào trong tủ đến năm sau mới được mang ra. (Hết)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm