| Hotline: 0983.970.780

Dưới chân núi Đại Thần: Chuyện kỳ bí quanh đền Phúc Khánh

Thứ Năm 27/11/2014 , 08:50 (GMT+7)

Đền Phúc Khánh ban đầu là ngôi chùa do hai anh em Gia quốc công Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật dựng lên nằm trong thành Nghị Lang bên bờ sông Chảy./ Huyền tích núi thiêng

Sau mấy trăm năm ngôi chùa bị đổ nát, cây cối trùm lên trở thành phế tích, người dân thị trấn Phố Ràng đã dựng trên nền ngôi chùa cũ ngôi đền Phúc Khánh ngày nay.

Quanh ngôi đền có biết bao câu chuyện kỳ bí mà người ta không thể lý giải nổi...

Những giấc mơ kỳ lạ

Đền Phúc Khánh nằm trên ngọn gò Tấp giữa trung tâm thị trấn Phố Ràng (Bảo Yên, Lào Cai), nhưng hơn 10 năm trước nơi đây là một khu đất hoang tàn ngập đầy cỏ dại và cây rừng.

Cụ Trần Thị Đài, thủ nhang, năm nay 85 tuổi kể lại rằng: Trước đây khi còn đang công tác, nhiều đêm tôi mơ thấy những người mặc quần áo xanh đỏ dẫn tôi lên gò Tấp bảo rằng: Đây là chốn linh thiêng, bà vận động mọi người lên đây dựng đền chùa mà cầu cúng thì sẽ gặp được may mắn và sức khoẻ...

Còn bà Hoàng Thị Thanh là người đầu tiên phát hiện ra ngôi đền kể với tôi rằng: Quê tôi xã Thanh Vật, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Đông (cũ) năm 36 tuổi tôi bị ốm thập tử nhất sinh như người dở điên dở dại sau 4 năm lên Lạc Sơn, Hoà Bình chữa trị nhưng không khỏi.

20-14-08_1
Cổng Tam quan vào đền Phúc Khánh

Trong giấc mơ tôi thấy một ánh hào quang sáng rực trên gò đất, sau đó thì gặp rất nhiều người họ đông lắm, người nào cũng mặc áo đen nhưng bên trong mặc quần trắng, áo trắng đầu chít khăn mỏ rìu họ bảo tôi lên Phố Ràng tìm gò đất để thờ cúng thì mới khỏi.

Tôi đi tìm khắp nơi, năm 1988 tôi lên gò Tấp thì thấy một bát hương đặt trên tảng đá nên dựng tạm một miếu thờ bằng tre nứa để thờ cúng. Nghe nói nơi đây hai ông Vũ Văn Uyên và Vũ Văn Mật đắp luỹ xây thành Nghị Lang, trong thành dựng ngôi chùa, để mỗi lần xuất quân hai ông cùng quân sĩ đều vào chùa thắp hương cầu mong thần phật tiếp thêm sức mạnh để chiến thắng quân giặc.

Cụ Trần Thị Đài kể rằng năm 1985 trước khi bà Hoàng Thị Thanh lên gò Tấp dựng miếu thờ, có người đã lên đây thờ cúng nhưng bị phá. Buổi sớm phá miếu thì buổi chiều hiện hình Hai Cô bản đền trên đỉnh gò Tấp hàng tiếng đồng hồ, mọi người rủ nhau lên xem rất đông...

20-14-08_2
Cụ Trần Thị Đài kể những chuyện kỳ bí quanh ngôi đền Phúc Khánh

Năm 1996, ông Nguyễn Huy Ích từ Yên Bái lên Bảo Yên, cụ Đài dẫn ông Ích lên gò Tấp, sau một hồi tìm kiếm, ông Ích phát hiện một mảnh của tấm bia đá ngay lối lên, ông Ích bảo: Chẳng bia đá thì cái gì đây? Họ kỳ cọ hết đất bám vào thì hiện lên những hình khắc hoa văn với một số chữ Hán còn khá rõ.

Sau khi nhờ Viện Khảo cổ, Viện Hán Nôm chữ trên tấm bia được dịch ra “Phúc Khánh tự”. Đó chính là bằng chứng xác thực của ngôi chùa cổ được người xưa dựng lên, ông Lê Văn Lạc, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên đã viết hồ sơ tóm tắt lịch sử di tích đền Phúc Khánh. Tháng 3/2001, bà Hoàng Thị Thanh cùng cụ Trần Thị Đài đã quyên góp tiền xây một cung để thờ tự.

Để xác định ngôi chùa xây dựng từ thời nào, Bảo tàng tỉnh Lào Cai đã tiến hành khai quật, lập hồ sơ di tích mới phát hiện thành cổ Nghị Lang được anh em Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật xây dựng từ thời vua Lê Chiêu Tông (1516-1522).

Thành đóng ở 3 ngọn núi ôm trọn cả thị trấn Phố Ràng ngày nay được xây dựng bằng đất đá, hai phía mặt ngoài của tường thành là hào sâu, rộng từ 8-12m, lưng dựa vào các vách núi, trước mặt là sông Chảy có vài vạn quân đồn trú.

Chùa Phúc Khánh được xây dựng trong thành Nghị Lang, qua khai quật đã tìm thấy bia đá nhiều gạch ngói xây dựng, gạch trang trí cùng rất nhiều mảnh bát, đĩa, chum, vại, lọ, bình và đầu rồng gốm thời Mạc.

20-14-08_3
Thanh kiếm cổ tìm thấy khi san nền xây dựng đền Phúc Khánh

Trên gò Chúa cách đền Phúc Khánh chừng 200m, năm 1984 khi san ủi mặt bằng xây dựng trụ sở Huyện uỷ Bảo Yên, người ta tìm thấy chum bạc trắng, dao kiếm, giáo mác nhiều cả đống. Tương truyền tại đây đặt sở chỉ huy của doanh trại An Bắc.

Trong hang Cặm Véo phía Tây thành Nghị Lang người ta tìm thấy khẩu súng pháo hiệu, trên thân súng ghi hai hàng chữ “Nghị Lang thủ ngự” và “Nghị Lang thập cửu hiệu”. Các cuộc khảo sát đã thu được hơn 300 hiện vật. Ngày 29/12/2001, Bộ Văn hoá - Thông tin đã cấp Bằng công nhận di tích Lịch sử - Văn hoá thành cổ Nghị Lang, năm 2004 đền Phúc Khánh được mới chính thức khởi công xây dựng.

20-14-08_4
Những chiếc bình vôi cổ còn khá nguyên vẹn

Lạ lùng xe ủi bỗng dưng chết máy 

Người ta kể rằng việc san đất nhà đền không một doanh nghiệp nào trên đất Bảo Yên nhận, vì họ ngại đây là vùng đất thiêng. Sau khi thuyết phục Tiểu đoàn 27, thuộc Lữ đoàn 543 là đơn vị xây dựng quân đội mới nhận lời san ủi mặt bằng của đền.

Ngày 4 tháng Giêng âm lịch năm 2004 khởi công xây dựng đền Phúc Khánh khi công việc của nhà đền chưa xong, giờ đẹp chưa tới, anh lính lái máy ủi đã vội vàng nổ máy leo lên đồi. Máy ủi mới bò được hơn một mét thì đứng khựng chết lặng. Thợ máy nhảy xuống tìm nguyên nhân thì không thấy gì nhưng không thể nào nổ máy được.

Đơn vị điều tiếp một máy ủi nữa, nhưng bò tới ngang đồi thì cũng chết máy. Khi đó mọi người mới nhớ ra chưa đến giờ động thổ đã cho máy móc lên san ủi, sau khi khấn lễ, xin đài thì tự nhiên cả hai chiếc máy ủi đều nổ giòn rã như chẳng có chuyện gì.

Sau đường gạt ben đầu tiên từ trong lớp đất của nền đền hiện ra những chén bạc, bình vôi, mũi giáo, kiếm, gạch ngói cổ và đôi ấn bằng đồng... khiến mọi người vô cùng kinh ngạc. Đến lúc này thì không ai còn nghi ngờ nơi đây từng có ngôi chùa do anh em Gia quốc công Vũ Văn Uyên, Vũ Văn mật xây dựng.

Cụ Đài chỉ con rùa đá đội tấm bia đã vỡ kể với tôi rằng: Con rùa này được một gia đình dưới chân gò khiêng về, trên lưng có hố đựng nước để mài dao. Kể từ khi khiêng con rùa đá về, nhà ấy liên tục gặp hoạn nạn, đi xem người ta bảo phải mang trả con rùa cho đền mới được yên.

Đơ người vì "tè" vào "cây khế thần"

Một chuyện khác cách nay hơn chục năm, dưới chân gò có ngôi trường tiểu học, một cậu học sinh trong giờ ra chơi đã leo lên gò đất có cây khế nơi người dân dựng miếu thờ Hai Cô bản đền. Sau khi ăn quả xong cậu vạch chim “tè” xuống đất.

20-14-08_5
“Cây khế thần” trước miếu thờ Hai Cô bản đền đã có tuổi đời hàng trăm năm

Chả hiểu thế nào cậu bé không thể tụt xuống được cứ ngồi trên cây cười sằng sặc. Đến tối gia đình không thấy con mới thắp đèn đi tìm, hỏi đám trẻ cùng học, chúng chỉ lên gò đất bảo khi ra chơi cậu bé lên đó nhưng không thấy xuống nữa.

Mọi người soi đèn lên cây khế thì thấy cậu bé đang ngồi trên đó, gọi thế nào cũng không xuống, mới nhớ ra đây là “cây khế thần”, họ thắp hương khấn vái kêu Hai Cô một hồi cậu bé mới xuống được.

Rồi một chuyện khác cách nay mấy năm có một bà ở miền Nam ra chơi với cô em gái có tên là Thuyết hiện đang sinh sống ở thành phố Lào Cai, khi tới Bảo Yên như có ai giữ lại, cứ một mực đòi xuống. Sau khi hỏi thăm rồi vào đền cúng vái, bà ấy xuống phía dưới cách gốc khế nơi có miếu Hai Cô một đoạn đi tiểu.

Sau đó thì không đứng lên được, bà sờ xuống hai chân, thấy hai chân vẫn còn nguyên mà sao không thể đứng lên được mới rút điện thoại gọi cho em gái kể lại sự tình như thế. Em gái bà vội gọi cho nhà đền, nhà đền thắp hương cầu khấn một lúc thì bà ấy đứng dậy đi lại được như chưa hề xảy ra chuyện gì...

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Công đoàn NN-PTNT Việt Nam phát động Tháng Công nhân và an toàn lao động

Sáng 24/4, tại Công đoàn NN-PTNT Việt Nam tổ chức phát động 'Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024'.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chìm tàu kéo sà lan, 3 người chết, 2 người mất tích

Quảng Ngãi Tàu kéo theo sà lan bất ngờ bị chìm trên vùng biển gần đảo Lý Sơn. Lực lượng chức năng đã vớt được 3 thi thể, 2 thuyền viên còn lại đang mất tích.