| Hotline: 0983.970.780

Đường Bình Định nợ đầm đìa

Thứ Ba 30/08/2016 , 13:15 (GMT+7)

Sắp bước vào niên vụ ép mới 2016 - 2017, nhưng công nhân Cty CP Đường Bình Định (Bisuco) đang trong tâm trạng bất an, bởi lo đi làm mà không có lương; thậm chí lương từ tháng 4/2016 đến nay vẫn chưa được trả.

14-31-44_1
Trạm thu mua nguyên liệu của Bisuco niêm phong cửa, ngưng hoạt động

 

Anh Trần Hữu Văn (41 tuổi), làm việc từ ngày 15/7/1997 đến nay đã gần 20 năm gắn bó với Bisuco nhưng chưa bao giờ lâm vào tình trạng thê thảm như hiện nay. Lương đã bèo bọt, mức khởi điểm chừng 3 triệu đồng/người/tháng, lương tổ trưởng và những người thâm niên như anh Văn khoảng 5 - 6 triệu đồng/tháng, đã thế còn bị nợ dài.

Không chỉ nợ lương, các chế độ thêm giờ, tiền đảm nhiệm, sữa độc hại cũng bị “treo” tuốt. “Tôi là Tổ trưởng Tổ lò hơi - tua bin của nhà máy. Lương tháng 4 tôi mới được trả, nhưng các chế độ thêm giờ, sữa độc hại, tiền đảm nhiệm vẫn chưa được nhận. Lương tháng 6 mới trả nửa tháng, còn bị nợ 1,4 triệu. Lương nghỉ vụ tháng 7 chưa có. Riêng tiền sữa độc hại tháng 4 công ty còn nợ của hơn 300 công nhân 135 triệu đồng”, anh Văn cho biết.

Theo báo cáo của Công đoàn cơ sở Bisuco, hiện tại công ty còn nợ lương công nhân 1,5 tỷ đồng. Còn theo Phòng Quản lý nợ thuộc Cục Thuế tỉnh Bình Định, đến ngày 31/7/2016, Bisuco đang nợ các khoản thuế 16,1 tỷ đồng, trong đó nhiều nhất là thuế GTGT trên 14,6 tỷ đồng, tiền phạt 1,4 tỷ, thuế thu nhập cá nhân 82 triệu, rồi thuế tài nguyên, thuế môn bài…

Cục Thuế tỉnh Bình Định cũng đã có nhiều biện pháp cưỡng chế, ban đầu là phong tỏa tài khoản tại ngân hàng của Bisuco. Rồi áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp đình chỉ hóa đơn đối với Bisuco, tức là thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng để thi hành tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp đối với Bisuco.

Lý do cưỡng chế là người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế quá 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế. Trên lĩnh vực kinh doanh, nếu đơn vị nào bị “khóa” hóa đơn kiểu này là đồng nghĩa với “chết chưa chôn”, không còn mua bán gì được.

“Khi chúng tôi đã thông báo hóa đơn của Bisuco không còn giá trị sử dụng mà nếu công ty này còn xuất hóa đơn thì đó là hành vi vi phạm, nếu các ngành chức năng phát hiện sẽ xử phạt theo luật định”, ông Đào Hữu Phúc, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh cho biết. Không chỉ nợ thuế, Bisuco hiện còn nợ BHXH tiền tỷ.

14-31-44_2
Ban Giám đốc Bisuco họp bàn giải quyết nợ nần

 

Quá khó khăn, năm nay Bisuco cho công nhân nghỉ dài hạn, mới kiểm tu máy móc vào ngày 15/8 chuẩn bị bước vào niên vụ ép 2016 - 2017. “Công nhân chúng tôi có lý do để lo lắng về thu nhập, vì đến chuyện nhỏ nhất là đồ bảo hộ lao động suốt 3 năm nay chúng tôi không được công ty cấp phát, thử hỏi như vậy thì tiền lương của chúng tôi sẽ ra sao?”, anh Văn than thở.

Bisuco được thành lập năm 1995 theo Quyết định số 387/QĐ-UB của UBND tỉnh Bình Định. Năm 2003, công ty cổ phần hóa với vốn điều lệ 34 tỉ. Ở thời điểm ăn nên làm ra, Bisuco được quy hoạch vùng nguyên liệu mía đến 16.000ha trải dài từ Bình Định lên đến các huyện Đông Gia Lai. Năm 2006, hơn 90% cổ phần Bisuco được Tập đoàn Anagar Juna (Ấn Độ) mua lại với giá 93 tỉ.

Theo những người có thâm niên trong ngành mía đường thì giá bán Cty CP Đường Bình Định lúc ấy quá hời, bởi khi ấy, trong kho còn chứa lượng hàng đến hơn 60 tỉ đồng. Lý do Bisuco thường xuyên nợ tiền mía của nông dân, thậm chí có giai đoạn “mua mía trả đường” chứ không có tiền mặt để trả, nợ thuế, nợ BHXH được lãnh đạo Bisuco giải thích vì tiền lãi đã mang đi đầu tư mía đường tại Campuchia bị đổ bể.

NM Đường An Khê (Gia Lai) đang có những cuộc làm việc với ngành nông nghiệp Bình Định để xin được đầu tư, thu mua nguyên liệu tại tỉnh này, coi như người trồng mía ở Bình Định sẽ được giải cứu. Tuy nhiên, tương lai của hơn 300 CBCNV của Bisuco đang rất mịt mờ trước tình hình bất ổn về tài chính của công ty này.

 

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm