| Hotline: 0983.970.780

Đường nội dội chợ vì đường ngoại

Thứ Hai 06/08/2012 , 11:40 (GMT+7)

Bị ép mạnh bởi đường ngoại, đường nội đang gặp khó khăn lớn trong việc tiêu thụ.

Đường lậu bị thu giữ
Bị ép mạnh bởi đường ngoại, đường nội đang gặp khó khăn lớn trong việc tiêu thụ. Giá bán vì thế đang có xu hướng giảm mạnh và nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng tới giá thu mua mía trong niên vụ 2012-2013.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, tốc độ tiêu thụ đường do các nhà máy trong nước sản xuất ra đang chậm hẳn lại. Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho hay: Trước đây, trung bình mỗi tháng các nhà máy tiêu thụ trên dưới 100 ngàn tấn đường. Nay chỉ còn 50.000-60.000 tấn. Giá đường do các nhà máy bán ra hiện đã giảm xuống dưới 16.000 đ/kg, nhưng việc tiêu thụ đường vẫn đang rất khó khăn. Đến ngày 31/7, lượng đường còn tồn là 226.376 tấn (trong đó tồn kho tại các nhà máy đường là 212.349 tấn, tồn kho tại các công ty thương mại là 14.027 tấn).

Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do sức ép quá lớn của đường ngoại. Trước hết, đó là tình trạng đường ngoại nhập lậu qua biên giới Tây Nam và miền Trung vẫn đang ồ ạt tuồn vào nước ta. Giá của đường lậu hiện đang khá thấp. Ngày 30/7, giá đường trắng Thái Lan nhập lậu tại TP HCM từ 15.700 - 15.800 đ/kg, tại Lao Bảo 14.800 đ/kg, tại Đông Hà từ 15.700 – 15.800 đ/kg , tại Cầu Treo 15.800 đ/kg, tại Đồng Hới và Vinh là 16.100 đ/kg. Tới đầu tháng 8, giá đường lậu ở Châu Đốc chỉ từ 15.200-15.300 đ/kg. So với cùng kỳ năm ngoái, giá đường lậu năm nay giảm khá mạnh, vì tháng 7/2011, giá đường lậu bán buôn là trên 18.000 đ/kg.

Đã mệt với đường lậu, đường nội địa lại còn đang bị tấn công bởi đường tạm nhập tái xuất nhưng không tái xuất mà âm thầm len lỏi tiêu thụ trong nội địa. Theo ông Nguyễn Thành Long, dạng đường này chủ yếu được nhập về để tái xuất sang Trung Quốc, nhưng do không xuất được, nên các DN NK đã "lột bỏ bào bì" rồi tìm cách tiêu thụ số đường đó khắp từ Bắc vào Nam.

Ông Long cho hay, Hiệp hội Mía đường không có số liệu chính xác về lượng đường tạm nhập tái xuất nhưng lại tiêu thụ nội địa. Nhưng, qua quan sát trên thị trường, có thể thấy rằng lượng đường này là khá lớn. Ông Long nói: “Nếu tính cả đường nhập lậu lẫn đường tạm nhập tái xuất nhưng lại tiêu thụ nội địa, có thể lên tới 400.000 tấn/năm”.

Điều đáng lo ngại là tình trạng trên hiện giờ các cơ quan chức năng vẫn chưa thể kiểm soát được. Đây cũng là tình trạng chung đối với nhiều mặt hàng tạm nhập tái xuất khác. Cuối tháng 7 vừa rồi, Tổng cục Hải quan đã phải gửi văn bản số 3842/TCHQ-ĐTCBL ngày 26/7/2012 gửi Ban chỉ đạo 127 các tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tĩnh và Quảng Trị về việc tăng cường quản lý đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất.

Theo đó, Tổng cục Hải quan đề nghị Ban chỉ đạo 127 các tỉnh, thành phố nêu trên chỉ đạo các lực lượng chức năng trên địa bàn kiểm soát chặt chẽ, thực hiện nghiêm các chính sách, quy định của pháp luật đối với loại hình hàng hóa tạm nhập, tái xuất. Trong đó, phải tổ chức lực lượng tiến hành tuần tra, kiểm soát các khu vực, tuyến đường trọng điểm, không để xảy ra các tình trạng DN phá dỡ container, tẩu tán hàng hóa, đưa vào nội địa tiêu thụ ...

Bên cạnh đó, việc Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT vừa trình Chính phủ phê duyệt nhập khẩu 70.000 tấn đường theo thỏa thuận WTO, cũng đã gây thêm áp lực cho việc tiêu thụ đường và giá đường sản xuất trong nước. Mà theo một số nhà máy đường, nếu giá đường còn tiếp tục bị giảm xuống, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới giá mía của niên vụ 2012-2013.

Hiện tại, niên vụ mía đường 2012-2013 đã được khởi động với việc nhà máy đường Nước Trong ở Tây Ninh đã bước vào vụ ép mới từ ngày 22/7. Giá mua mía mà nhà máy đường Nước Trong đang áp dụng ngay tại ruộng là 1.100 đ/kg (10 CCS). Ở ĐBSCL, Nhà máy đường Long Mỹ Phát sẽ ép mía từ ngày 20/8 tới.

Theo ông Nguyễn Thành Long, trong niên vụ này, giá thành sản xuất mía của nông dân (bao gồm cả công thu hoạch) sẽ ở mức bình quân 800 đ/kg. Với giá mía 1.100 đ/kg, giá thành đường sẽ từ 14.000-16.000 đ/kg. Bởi thế, nếu giá đường tiếp tục giảm xuống nữa, sẽ gây khó cho cả nhà máy lẫn nông dân. Mà nhiều khả năng lợi nhuận của nông dân trong niên vụ mía 2012-2013 sẽ giảm so với niên vụ trước.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm