| Hotline: 0983.970.780

Đường phên Phục Hòa tìm đầu ra

Thứ Tư 21/08/2019 , 13:05 (GMT+7)

Người Cao Bằng không mấy ai không biết đến đặc sản đường phên Phục Hòa. Để tiếp tục gìn giữ và phát triển nghề làm đường phên truyền thống, huyện Phục Hòa đang xúc tiến đưa sản phẩm ra ngoài tỉnh.

11-47-33_1
Công đoạn ép mía lấy nước.

Ông Nông Hải Lưu, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Phục Hòa tự hào: Những năm 1970 là thời điểm nghề làm đường phên phát triển nhất. Khắp khu vực thị trấn Hòa Thuận và các nhiều xóm ở xã Cách Linh, Đại Sơn đều làm đường. Nhà nào trồng mía đều làm đường phên. Nhiều xóm chỉ có 1 - 2 lò nấu đường vì trước đây làm được một cái lò rất vất vả. Cả làng phải đi gánh đất cách hàng chục km mới đắp được lò. Nhưng lò cũng chỉ sử dụng được khoảng một năm là bị nứt nên lại phải đắp lò mới.

Do đó, các hộ tổ chức bốc thăm theo lượt để nấu đường. Mỗi ngày chỉ làm được tối đa 3 mẻ đường nên phải làm cả tối. Thời đó tất cả các công đoạn đều làm thủ công nhưng không khí lúc nào cũng nhộn nhịp như ngày tết.

Theo chân cán bộ Phòng NN-PTNT huyện, chúng tôi xuống thăm xóm Bó Tờ, thị trấn Hòa Thuận để tìm hiểu về nghề làm đường phên. Đến đầu xóm, chúng tôi đã thấy khói nghi ngút từ các lò nấu, mùi thơm ngào ngạt của mật mía tỏa ra.

Ông Phùng Văn Nguyên có kinh nghiệm 20 năm làm đường phên đang cùng 3 người trong gia đình đang tất bật các công đoạn làm đường, chia sẻ: "Gia đình tôi từ thời các cụ đã nấu đường phên. Đây là nghề thủ công vất vả, không quá khó, đòi hỏi kỹ thuật cao, cần chịu khó và có đủ nhân lực thì nhà nào cũng làm được. Sau khi thu hoạch, mía được róc sạch, bỏ phần ngọn rồi cho vào máy ép 2 lần để lấy hết nước. Trước đây, mía phải ép bằng chiếc lu gỗ, dùng sức trâu, bò để kéo tốn rất nhiều thời gian".

Hiện nay, hộ nào cũng đầu tư máy ép bằng điện nên nhàn hơn, giảm công lao động. Sau khi ép xong, đổ nước mía vào chảo gang to. Lò nấu cao khoảng nửa mét, mỗi lò có 4 bếp thông nhau. Có 2 chảo dùng để đun sôi nước mía, vừa đun vừa nhẹ nhàng vớt sạch bọt trên bề mặt để nước đường không còn cặn bẩn. Tận dụng bã mía phơi khô làm nguyên liệu đốt lò.

11-47-33_2
Vớt sạch bọt trên bề mặt để nước đường không còn cặn bẩn.

"Phải điều chỉnh lửa liên tục khi đun. Sau khi nước mía sôi, múc sang 2 chiếc chảo bên cạnh để cô đường. Đun tiếp khoảng 4 tiếng đến khi đường cạn hết nước đặc quánh lại là được. Bắc chảo xuống và đợi khoảng 30 - 40 phút cho đường nguội rồi đổ vào khuôn và đảo thật đều tay cho đường tan đều.

Tiếp tục để từ 2 - 3 tiếng cho đường khô lại và cắt thành từng miếng, sau đó bọc vào túi nilon với trọng lượng khoảng 500 gram đến 1 kg.. Mỗi mẻ đường cho khoảng 60 - 70 kg đường phên, mỗi ngày làm được trung bình từ 2 - 3 mẻ, giá bán khoảng 20.000 đồng/kg", ông Nguyên chia sẻ thêm.

Làm đường phên không tốn nhiều chi phí, nguyên liệu đốt lò là bã mía phơi khô nên tiết kiệm được nhiên liệu đốt. Đường phên có ngon hay không ngoài kỹ thuật nấu đường còn do chất lượng mía. Đường phên Phục Hòa có vị ngọt đậm, thơm ngon, dùng để làm bánh khảo, bánh gai, nhân bánh chưng, bánh bao, chè lam, Khẩu sli…

Ông Nông Văn Dũng, Trưởng xóm Bó Tờ thông tin, xóm có hơn 140 hộ, trong đó 80 hộ duy trì nghề làm đường phên. Từ nghề làm đường phên, nhiều gia đình đã thoát nghèo, con cái được ăn học đầy đủ. Các hộ làm trung bình từ 1 - 5 tấn, nhiều hộ làm với số lượng lớn, mỗi năm sản xuất hơn 10 tấn đường. Nhờ nghề trồng mía và làm đường phên, cả xóm hiện chỉ còn 2 hộ nghèo.

11-47-33_3
Sau khi đổ đường vào khuôn, đảo thật đều tay cho tan đều.

Theo Phòng NN-PTNT Phục Hòa, toàn huyện có hơn 200 hộ thường xuyên làm đường phên, tập trung chủ yếu ở các xóm Bó Tờ, Nà Mười (thị trấn Hòa Thuận); Nà Quang (Mỹ Hưng); Bó Luông (Đại Sơn)… Mỗi năm ép hơn 5.000 tấn mía, cho ra hơn 600 tấn đường phên.

"Huyện đã có chủ trương thành lập Hợp tác xã đường phên để tập hợp các hộ liên kết sản xuất cho ra sản lượng hàng hóa lớn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời làm hồ sơ, hoàn thiện các thủ tục đề nghị công nhận xóm Bó Tờ là làng nghề. Xây dựng thương hiệu, đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm đường phên Phục Hòa...", ông Nông Văn Tần, Trưởng phòng NN-PTNT huyện cho biết.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm