| Hotline: 0983.970.780

Đường sắt 100.000 tỷ đồng: Cẩn thận với khả năng xây dựng để... chở thuê cho Trung Quốc!

Thứ Tư 04/12/2019 , 10:01 (GMT+7)

Sau khi có những thông tin từ Bộ GTVT về dự án đường sắt 100.000 tỷ đồng nối với Trung Quốc, rất nhiều chuyên gia kinh tế đã lên tiếng cảnh báo.

"Không khéo lại ăn quả lừa lớn nữa"

Liên quan đến dự án đường sắt 10.000 tỷ đồng từ Lào Cai đến Hải Phòng, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương đã có những chia sẻ thẳng thắn với NNVN.

16-24-10_ct_linh_h_dong
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông là bài học lớn

Theo TS Lê Đăng Doanh, dự án tuyến đường sắt 100.000 tỷ đồng Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng kết nối với Hà Khẩu (Trung Quốc) đang được nghiên cứu quy hoạch cần phải làm rõ về nhu cầu kinh tế, xã hội. Dự án sẽ chuyên chở những hàng hóa gì? Lượng hành khách như thế nào? Có hợp lý hay không? Đề nghị phải xem xét công bố, hội thảo trình bày các luận cứ mời các chuyên gia độc lập đóng góp ý kiến.

“Đó là còn chưa tính đến khả năng xây dựng xong để chở thuê cho Trung Quốc. Bởi vì từ Vân Nam đi sang Hải Phòng gần hơn rất nhiều so với từ Vân Nam đi các cảng của Trung Quốc ở Quảng Đông. Trước đây, trong đại chiến Thế giới lần thứ 2 người Mỹ đã dùng đường sắt này để cung ứng cho quân đội Tưởng Giới Thạch cho nên điều này cần phải cân nhắc và tính toán kỹ”, TS Lê Đăng Doanh cảnh báo.

Về thông tin phía Trung Quốc viện trợ 33 tỷ đồng, theo TS Doanh, đấy chỉ là khoản viện trợ nghiên cứu quy hoạch, quá ít ỏi, còn nếu dự án triển khai có thể chúng ta phải vay nợ Trung Quốc với số tiền rất lớn. Và vấn đề vay nợ Trung Quốc thì cả thế giới đang phải rút kinh nghiệm.

“Chẳng nói đâu xa, Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông là gương tày liếp. Sự giám sát của cơ quan nhà nước quá kém hiệu quả để cho đến bây giờ dự án này trở thành một thách thức đối với công luận. Vay của Trung Quốc sẽ phải phụ thuộc vào các doanh nghiệp, các công nghệ của Trung Quốc và bị họ “nắm trong tay” sự vận hành. Nguy cơ đội vốn, nguy cơ tăng nợ… cần phải xem xét. Nếu không cẩn thận chúng ta sẽ lại ăn quả lừa lớn nữa”, ông Doanh nói.

Ngoài những phân tích mang tính cảnh báo, TS Doanh cũng kiến nghị: Hiện nay đất nước đang có nhiều dự án cần đầu tư cấp bách. Chẳng hạn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là khu vực đầu tư đang rất hạn chế, trong khi đó hàng hóa khu vực này, đặc biệt là nông sản, thủy sản, đóng góp cho xuất khẩu lớn lại không đầu tư?
 

Con số 100.000 tỷ đồng chưa chính thức

Theo thông tin từ bộ GTVT, con số tổng mức đầu tư khoảng 100.000 tỷ đồng mà tư vấn đưa ra trong khi tính toán lập quy hoạch là ước tính của tư vấn. Đến giai đoạn lập báo cáo tiền khả thi dự án mới đưa ra được tổng mức đầu tư chính thức.

16-24-10_duong_st

Trong thông tin chính thức từ bộ này, phương án Quy hoạch tuyến đường sắt mới khổ tiêu chuẩn (1.435mm) Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, trên hành lang Đông - Tây, bên cạnh tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng hiện hữu được xây dựng từ thời Pháp thuộc có khổ đường 1.000mm kết nối với Trung Quốc tại Hà Khẩu, tại Chiến lược phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Định hướng phát triển tuyến đường sắt mới Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với chiều dài dự kiến khoảng 380km, đường đôi khổ 1.435mm điện khí hóa.

Đây là tuyến đường sắt có vị trí quan trọng trong việc hình thành mạng lưới vận tải ở phía bắc sông Hồng, nối liền vùng Tây Bắc với vùng đồng bằng và cảng biển Hải Phòng - một trong những trung tâm hàng hải lớn nhất Việt Nam.

Căn cứ chiến lược và quy hoạch phát triển được duyệt từ năm 2002, tuyến đường sắt mới này cần được nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết theo quy định tại Điều 15, Luật Đường sắt năm 2005 làm cơ sở dành quỹ đất và tạo tiền đề triển khai các bước tiếp theo (nghiên cứu tiền khả thi, lập dự án đầu tư, thực hiện dự án…) nhằm nâng cao chất lượng vận tải trên hành lang Đông - Tây, góp phần quan trọng trong việc giao lưu quốc tế, khai thác có hiệu quả, phát huy thế mạnh của cảng biển khu vực Hải Phòng.

Năm 2015, trên cơ sở kết quả trao đổi trong các cuộc gặp cấp cao giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc đã cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại để tiến hành khảo sát, lập quy hoạch chi tiết tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Đến nay, tư vấn lập quy hoạch dự kiến toàn tuyến có chiều dài 392km với 38 ga, chạy chung tàu khách và tàu hàng.

Trong thời gian qua, Bộ GTVT đã làm việc với các địa phương để xin ý kiến về phương án hướng tuyến, vị trí nhà ga trên tuyến làm cơ sở dành quỹ đất phục vụ dự án đầu tư trong tương lai. Sau khi tư vấn hoàn thành nghiên cứu quy hoạch chi tiết, Bộ GTVT sẽ rà soát trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017.

“Căn cứ quy hoạch được duyệt, thứ tự ưu tiên và khả năng cân đối nguồn lực đầu tư, Bộ GTVT sẽ triển khai nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư dự án theo đúng quy định của pháp luật. Với quy mô đầu tư lớn, dự kiến dự án sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua về chủ trương đầu tư, vì vậy khi lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi sau này sẽ tiếp tục nghiên cứu để làm rõ sự cần thiết đầu tư, quy mô đầu tư, phương án phân kỳ và khả năng huy động vốn; đồng thời, lấy ý kiến các bộ, ngành, các địa phương có liên quan trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt”, Bộ GTVT khẳng định.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất