| Hotline: 0983.970.780

Duy Tiên trước ngưỡng cửa huyện NTM

Thứ Sáu 26/05/2017 , 08:26 (GMT+7)

Được biết, đến cuối năm 2016, Duy Tiên có 13/16 xã đạt chuẩn NTM. Dự kiến đến cuối năm 2017, Duy Tiên có 16/16 xã về đích NTM, đạt chuẩn 100%. Và cuối năm 2017, toàn huyện Duy Tiên đạt chuẩn NTM. 

So với diện tích đất tự nhiên 12.000 ha, thì đất trồng lúa khá khiêm tốn: 4.500 ha. Cộng cả màu và cây ăn quả, vẫn chưa đạt 50% diện tích đất tự nhiên. Đất chật nên trong quá trình triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Duy Tiên (Hà Nam) tập trung phát triển nông nghiệp hàng hóa, xây dựng các mô hình sản xuất mới, cho hiệu quả thu nhập cao…

12-11-11_img_0004
Thu hoạch lúa

Trong năm 2016 và đầu năm 2017, Duy Tiên tập trung triển khai các chương trình, đề án, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập, giảm hộ nghèo.

Về cây lúa, huyện đang thực hiện mô hình cấy lúa bằng máy tại các xã Yên Bắc, Châu Giang, Tiên Nội, Chuyên Ngoại… với tổng diện tích 33,6 ha. Nhân rộng mô hình “cánh đồng mẫu” tại 5 xã Đọi Sơn, Mộc Bắc, Yên Bắc, Châu Giang, Châu Sơn, tổng diện tích 152,4 ha. Xây dựng mô hình giống lúa mới, với các giống TBR225, VT-NA6, TH3-7, Hoa ưu 109 …tại các xã Châu Giang, Mộc Bắc, Châu Sơn, Yên Nam…

Về rau màu, huyện chú trọng mô hình liên kết trồng và tiêu thụ bí xanh, bí đỏ trên đất 2 lúa, tại xã Tiên Ngoại, với 5 ha. Mô hình trồng rau hữu cơ tại xã Trác Văn triển khai từ năm 2013 với 1 ha, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện đã có 5 nhóm sản xuất, diện tích mở rộng trên 3 ha, với 20 loại rau, củ, quả, giá trị kinh tế đạt trên 250 triệu đồng/ha/năm.

Về chăn nuôi, Duy Tiên tập trung nuôi ngan, vịt an toàn sinh học. Huyện đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, thực hiện tại 10 hộ của các xã Tiên Nội, Yên Nam, Tiên Ngoại… với hơn 4.700 con (ngan hơn 2.800 con, vịt 1.900 con). Một mô hình mới triển khai, nhưng phát triển nhanh và có nhiều triển vọng, là nuôi bò sữa hiện đạt 1.324 con, trong đó có 610 con cho sữa, sản lượng 11 tấn sữa/ngày.

Duy Tiên đã có đề án phát triển nông nghiệp bền vững đến năm 2020. Việc tích tụ, tập trung ruộng đất để mở rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn… cũng đang được đẩy mạnh.

Huyện đang có hướng phát triển đàn bò sữa cả bề rộng lẫn bề sâu, trong đó song song phát triển đàn bò sữa với việc quản lý tốt các khu chăn nuôi tập trung, hình thành các tổ hợp tác liên kết trong chăn nuôi. Dự kiến đến năm 2020, huyện có tổng số 6.800 con bò sữa, tăng gấp 5 lần so với hiện nay.

Duy Tiên rất quan tâm tới nước sạch và vệ sinh môi trường. Năm 2016, các nhà máy nước sạch đã xây dựng hệ thống đường ống cung cấp nước sạch cho người dân các xã Tiên Ngoại, Yên Bắc. Hiện đang lắp đặt đường ống cung cấp nước sạch cho các xã Tiên Nội, Châu Giang… Tỷ lệ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh bình quân toàn huyện đạt 94,4%. Nước sạch đã về tận các khu chăn nuôi bò sữa ở các xã Mộc Bắc, Chuyên Ngoại, Trác Văn…

Công tác vệ sinh môi trường nông thôn được quan tâm. Các thôn xóm vẫn duy trì hoạt động thu gom rác thải. Một số xã đã triển khai xây dựng, cải tạo hệ thống rãnh thoát nước, gom rác thải tập trung về nhà máy Duy Minh để xử lý. Tỷ lệ thu gom rác thải đạt 92,5%. Đến cuối năm 2016, Duy Tiên đã có 15/16 xã đạt tiêu chí môi trường, tăng 2 xã so với năm 2015.

Công tác giáo dục được huyện đặc biệt quan tâm. Năm học 2015 – 2016, chất lượng phổ cập giáo dục được nâng lên. 100% số xã đã hoàn thành chương trình giáo dục THCS theo độ tuổi và đạt tiêu chí phổ cập giáo dục. Đến nay đã có 16/16 xã đạt tiêu chí về giáo dục.

Khu công nghiệp ở Duy Tiên

Được biết, đến cuối năm 2016, Duy Tiên có 13/16 xã đạt chuẩn NTM. Còn 3 xã chưa đạt, nhưng đã hoàn thành 14/19 tiêu chí. Dự kiến đến cuối năm 2017, Duy Tiên có 16/16 xã về đích NTM, đạt chuẩn 100%. Và cuối năm 2017, toàn huyện Duy Tiên đạt chuẩn NTM. Như vậy đến cuối năm nay, Duy Tiên là 1 trong 2 huyện về đích NTM sớm nhất của tỉnh Hà Nam.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm