| Hotline: 0983.970.780

Ê chề lúa gạo

Thứ Năm 06/06/2013 , 09:52 (GMT+7)

Giá lúa gạo đầu vụ hè thu đang ở mức thấp. Việc tiêu thụ lúa vụ này đã thấy trước những khó khăn rất lớn.

Giá lúa gạo đầu vụ hè thu đang ở mức thấp. Việc tiêu thụ lúa vụ này đã thấy trước những khó khăn rất lớn.

Giá thấp, khó bán

Theo ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong 5 tháng qua, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 2,8 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch trên 1,2 tỷ USD. Về lượng đã tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, còn giá trị tăng 5%.

Dầu vậy, xuất khẩu gạo vẫn đang đối mặt với những khó khăn lớn về thị trường cũng như giá bán. Trong 5 tháng qua, thị trường nhập khẩu lớn nhất của gạo Việt Nam là Trung Quốc. Nhưng đây lại là thị trường o ép giá gạo Việt Nam mạnh nhất.

Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA, cho hay: “Trung Quốc nhập khẩu gạo không phải vì thiếu gạo, mà là để kéo giá gạo ở thị trường nội địa nước này xuống. Vì thế, giá gạo của mình mà cao là họ không mua, phải giảm xuống họ mới mua”.


Thu hoạch lúa ở ĐBSCL

Thị trường lớn thứ 2 là châu Phi thì gạo Việt Nam bị bất lợi bởi giá cước vận chuyển cao hơn gạo Ấn Độ tới 30-40 USD/tấn. Vì thế, để bán được gạo vào thị trường này, các doanh nghiệp vẫn đang buộc phải bán gạo với giá thấp ở mức có thể cạnh tranh được với gạo cùng loại của Ấn Độ.

Mới đây, VFA đã phải điều chỉnh lại giá hướng dẫn gạo xuất khẩu theo hướng giảm xuống. Trước đây, giá sàn gạo 35% tấm là 365 USD/tấn, thì nay chỉ còn 360 USD/tấn. Với gạo 25% tấm là 365 USD/tấn.

Trong khi đó, chất lượng lúa hè thu đầu vụ lại rất kém. Ông Bảy cho hay trong những vụ hè thu trước đây, do ảnh hưởng bởi thời tiết, lượng nước…, chất lượng lúa đầu vụ thường thấp, năm nay chất lượng còn kém hơn nữa. Kém tới mức để làm gạo 25% tấm cũng không được. Chính vì thế, giá lúa hàng hóa hiện đang ở mức thấp. Giá lúa khô loại thường hiện chỉ còn 4.950-5.050 đ/kg, lúa hạt dài 5.200-5.300 đ/kg.

Giá thấp đã đành, việc tiêu thụ lúa hè thu lại càng đáng lo hơn nữa. Cũng vì chất lượng gạo hè thu không cao nên một số nhà nhập khẩu yêu cầu chỉ lấy gạo Việt Nam sản xuất từ vụ đông xuân.

Các doanh nghiệp vẫn tồn một lượng gạo không nhỏ trong kho, bản thân chịu lỗ 25-30 USD/tấn gạo do giá gạo xuất khẩu hiện đang ở mức thấp so với giá gạo hàng hóa thành phẩm thu mua trong vụ đông xuân. Chính vì thế, chắc chắn việc tiêu thụ lúa gạo hàng hóa vụ hè thu sẽ rất khó khăn nếu việc thu mua tạm trữ không kịp thời, nhất là khi bước vào thu hoạch rộ trong tháng 7 và 8.

Chỉ mong nông dân không lỗ 

Chính phủ vừa quyết định cho tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo. Theo Phó Chủ tịch VFA Phạm Văn Bảy, Bộ Tài chính đã công bố giá thành bình quân lúa khô (đạt tiêu chuẩn xuất khẩu) vụ hè thu 2013 ở ĐBSCL là 4.142 đ/kg. Do vụ hè thu mưa nhiều nên ẩm độ của lúa tươi lúc mới thu hoạch xong là khá cao. Để xử lý lúa tươi thành lúa khô đạt tiêu chuẩn xuất khẩu phải mất chi phí khoảng 1.200 đ/kg. Như vậy, giá thành lúa tươi vào khoảng trên 2.900 đ/kg.

Về giá mua lúa tạm trữ? Trong lần tạm trữ này, các doanh nghiệp sẽ hoàn toàn mua theo giá thị trường, nghĩa là không có giá sàn để đảm bảo nông dân lãi tối thiểu 30% như trước đây. Ông Trương Thanh Phong cho hay với tình hình xuất khẩu quá khó khăn trong khi sản lượng lúa gạo lại vẫn quá nhiều, thì trong vụ hè thu này, mục tiêu đề ra là làm sao tiêu thụ hết lúa gạo hàng hóa của nông dân và đảm bảo cho nông dân không bị thua lỗ.

Dầu vậy, ông Phong cũng cho rằng từ tháng 7 trở đi, tình hình có thể sẽ khá hơn do các thị trường truyền thống của Việt Nam tiến hành nhập khẩu trở lại. Khi ấy, tác động từ việc thu mua tạm trữ và đầu ra xuất khẩu có phần dễ thở hơn, thì giá lúa của nông dân nhiều khả năng sẽ có cơ hội được cải thiện.

Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA:

"Nhiều nước xuất khẩu lớn đang gia tăng sản lượng lúa gạo cũng như lượng gạo tồn kho do ảnh hưởng của chính sách trợ giá. Nhiều nước nhập khẩu lớn cũng đang đẩy mạnh sản xuất lúa gạo để giảm nhập khẩu. Vì thế thị trường gạo thế giới đang ở tình trạng cung vượt cầu. Trong khi đó, một số nước sản xuất lúa gạo khác như Myanmar, Campuchia lại đang đẩy mạnh sản xuất để tham gia nhiều hơn vào thị trường gạo thế giới.

Trong đó, đáng ngại nhất sẽ là Myanmar. Nước này hiện đang có khoảng 8 triệu ha sản xuất lúa và 3 triệu ha chưa làm lúa do thiếu hệ thống thủy lợi. Năng suất lúa ở Myanmar hiện còn khá thấp, khoảng 2,5 tấn/ha. Vì thế tiềm năng tăng năng suất là khá cao. Nếu họ chỉ cần tăng thêm 1 tấn trên mỗi ha, sẽ có thêm ngay 8 triệu tấn lúa. Giá thành và giá bán gạo của Myanamar lại rất thấp, gạo 25% tấm của họ hiện chỉ bán với giá 310-315 USD/tấn.

Vì thế, sau vài năm nữa, gạo Myanmar sẽ là đối thủ chính của gạo Việt Nam. Do đó, chúng ta cần điều chỉnh lại sản lượng lúa gạo sao cho chỉ nên dư thừa để xuất khẩu ở mức 6-6,5 triệu tấn/năm. Thay vào đó, cần tập trung nâng cao chất lượng gạo Việt Nam, cơ cấu lại giống lúa cho phù hợp với nhu cầu của các thị trường. Chẳng hạn như có thể xem xét cho sản xuất lúa thơm hạt tròn ở ĐBSCL, vì gạo thơm hạt tròn đang được nhiều thị trường như Trung Quốc, châu Âu, châu Mỹ ưa chuộng.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm