| Hotline: 0983.970.780

Ebola, con virus khiến cả thế giới sợ hãi

Thứ Hai 11/08/2014 , 05:27 (GMT+7)

Bệnh do virus Ebola là một bệnh nhiễm trùng nặng, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 90%. Virus lây lan cực dễ dàng, chỉ cần một cái chạm nhẹ với người bệnh là có thể bệnh đã lan truyền./ Bệnh nhân Ebola bị vứt xác ngoài đường vì người thân sợ lây nhiễm

Trước diễn biến nghiêm trọng, phức tạp của bệnh do virus Ebola gây ra, Bộ Y tế đã hướng dẫn công tác chẩn đoán và điều trị bệnh do virus Ebola, nêu rõ các các triệu chứng lâm sàng, việc chẩn đoán các ca bệnh Ebola, các nguyên tắc trong công tác điều trị và phòng lây nhiễm virus Ebola...

Về triệu chứng lâm sàng, thời gian ủ bệnh trung bình là 2-21 ngày với các triệu chứng thường gặp bao gồm sốt cấp tính; đau đầu, đau mỏi cơ; nôn, buồn nôn; tiêu chảy; đau bụng; viêm kết mạc.

Bệnh do virus Ebola (trước đây gọi là sốt xuất huyết Ebola) là một bệnh nhiễm trùng nặng, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 90%. Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với mô, máu và dịch cơ thể của động vật hoặc người nhiễm bệnh, có thể bùng phát thành dịch.

Bệnh nhân bị phát ban thì ban đầu ban nhú đỏ sẫm mầu như đinh ghim tập trung ở nang lông, sau hình thành nên tổn thương ban dát sẩn có ranh giới rõ và cuối cùng hợp thành ban lan tỏa, thường trong tuần đầu của bệnh. Triệu chứng xuất huyết là đi ngoài phân đen; chảy máu nơi tiêm truyền; ho máu, chảy máu chân răng; đái máu; chảy máu âm đạo.

Hiện chưa có vacxin phòng bệnh đặc hiệu với virus Ebola, chủ yếu là điều trị hỗ trợ. Các ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám tại bệnh viện, cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm gửi làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán bệnh. Các ca bệnh xác định cần phải nhập viện điều trị và cách ly hoàn toàn.

Virus Ebola có thể truyền qua sữa mẹ. Khi nghi ngờ mẹ bị nhiễm bệnh, mẹ và trẻ cần được nhập viện và cách ly cho đến khi loại trừ nhiễm bệnh. Mẹ nên ngừng cho con bú.

Bệnh nhân được xuất viện khi sau 3 ngày không sốt và không có các dấu hiệu gợi ý có sự đào thải virus ra môi trường như đi ngoài phân lỏng, ho, chảy máu…; Các triệu chứng lâm sàng cải thiện tốt, tình trạng bệnh nhân ổn định, có thể tự thực hiện các hoạt động thường ngày.


Thịt nướng không đảm bảo điều kiện vệ sinh là nguồn lây lan virus Ebola

Trong trường hợp làm được xét nghiệm, kết quả PCR virus Ebola âm tính (từ ngày thứ 3 trở đi kể từ khi khởi phát). Nếu xét nghiệm PCR virus Ebola âm tính 2 lần liên tiếp, làm cách nhau tối thiểu 48 giờ, trong đó có ít nhất 1 xét nghiệm làm vào ngày thứ 3 trở đi kể từ khi khởi phát mà các triệu chứng lâm sàng không cải thiện, có thể chuyển bệnh nhân ra khỏi khu vực cách ly để tiếp tục chăm sóc.

Để phòng lây nhiễm virus Ebola cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt. Khi phát hiện người nghi ngờ nhiễm virus Ebola cần phải khám và cách ly kịp thời. Tại các cơ sở y tế phải thực hiện các phương pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa theo đường lây; Thực hiện khai báo, thông tin, báo cáo ca bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.


Điều kiện chăm sóc y tế tồi tàn ở các quốc gia Tây Phi càng khiến dịch trở nên nguy hiểm

Đối với người bệnh cần thực hiện cách ly, điều trị tại cơ sở y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế; sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân đúng để hạn chế lây truyền bệnh; hạn chế tiếp xúc, vận chuyển bệnh nhân, trong trường hợp cần vận chuyển phải sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân và xe chuyên dụng. Các vật dụng bị ô nhiễm, đồ thải bỏ và chất thải của bệnh nhân cần phải khử trùng và xử lý theo quy định.

Virus Ebola tiếp tục được bài tiết qua tinh dịch và sữa mẹ vì vậy cần tư vấn cho bệnh nhân cách phòng tránh lây truyền sau khi xuất viện...

Người chăm sóc bệnh nhân phải thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân (khẩu trang N95, kính đeo bảo hộ mắt, mũ, găng tay, bao giầy, quần áo) rửa tay ngay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác sau mỗi lần tiếp xúc với người bệnh.


Trang bị bảo hộ tiêu chuẩn của các nhân viên trực tiếp chăm sóc bệnh nhân

Cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với bệnh nhân; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng. Cần lập danh sách những người tiếp xúc gần và theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 21 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Tư vấn cho người tiếp xúc về các dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng, chống để tự phòng bệnh, tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh Ebola. Nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Tại các cơ sở điều trị cần thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám, cách ly và điều trị bệnh nhân, các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, trang bị phòng hộ cá nhân cho cán bộ y tế, người chăm sóc bệnh nhân và bệnh nhân khác tại các cơ sở điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Bên cạnh đó cần tuân thủ quy trình về xử lý môi trường, chất thải theo quy định như đối với khu vực cách ly các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch khác.


Cách virus Ebola tấn công cơ thể con người

Virus Ebola có thể lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp thông qua vết thương da hoặc niêm mạc với máu, chất tiết và dịch cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người bị nhiễm. Người cũng có thể mắc Ebola do tiếp xúc với các dụng cụ hoặc đồ vật của bệnh nhân bị nhiễm như quần áo, chăn, kim tiêm đã sử dụng.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh bao gồm thợ săn, người sống trong rừng có tiếp xúc với động vật ốm hoặc chết (tinh tinh, vượn người, khỉ rừng, linh dương, nhím, dơi ăn quả…); thành viên gia đình hoặc những người có tiếp xúc gần với người bị bệnh; nhân viên lễ tang, người có tiếp xúc trực tiếp với thi thể bệnh nhân; nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân.

Tổng hợp

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bảo tồn bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông tăng sinh lý

Bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông cải thiện sức khỏe sinh lý được Chủ nhiệm Hợp tác xã Dược liệu Nam dược Mạc Minh tâm huyết phát triển.

Bình luận mới nhất