| Hotline: 0983.970.780

Eurozone “hụt hơi” khi thấm đòn trả đũa từ Nga

Thứ Sáu 15/08/2014 , 08:33 (GMT+7)

Trong quý Hai, kinh tế Đức bất ngờ thu hẹp, kinh tế Pháp "đình trệ," còn kinh tế Italy rơi vào suy thoái./ Biện pháp trả đũa của Nga có thể khiến EU thiệt hại 16 tỷ USD / Nga trả đũa, toàn bộ nông sản Mỹ, trái cây, rau quả, sữa EU bị cấm nhập

Thực tế này đang dập tắt những "đốm lửa" mới nhen nhóm về đà phục hồi của Khu vực sủ dụng đồng euro (Eurozone), trong bối cảnh Nga và châu Âu đưa ra các biện pháp trừng phạt, gây phương hại cho kinh tế cả đôi bên.

Số liệu thống kê cho thấy do hoạt động xuất khẩu yếu, đầu tư đi xuống, GDP của nền kinh tế lớn nhất Eurozone là Đức giảm 0,2% trong giai đoạn từ tháng Tư đến tháng 6/2014 và đánh dấu lần suy giảm đầu tiên trong hơn một năm.

Cùng kỳ, Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone ở trạng thái “đứng yên” sau khi tăng trưởng 0% trong quý Một.

Sau kết quả đáng thất vọng này, Bộ trưởng Tài chính Pháp, Michel Sapin đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế nước này năm nay từ 1% xuống khoảng 0,5%, đồng thời cho rằng Pháp sẽ không đạt được mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách về mức tương đương 3,8% GDP.

Trong khi đó, nền kinh tế lớn thứ ba Eurozone là Italy đã sụt giảm 0,2% trong quý Hai, ghi dấu lần suy thoái thứ ba kể từ năm 2008. Số liệu này càng gây thêm sức ép buộc Chính phủ của Thủ tướng Matteo Renzi phải đẩy mạnh cải cách cơ cấu nền kinh tế như đã cam kết.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng chính sách tiền tệ của Eurozone không nên nhắm vào việc làm yếu đồng euro và các nước thành viên cần từng bước thúc đẩy tăng trưởng. Đánh giá về động thái tiếp theo của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), một cuộc khảo sát do hãng Reuters tiến hành cho thấy chỉ có 15% cơ hội để ECB bắt đầu bơm tiền trong năm nay.

Hiện nay, nhiều người tỏ ra quan ngại rằng các biện pháp trừng phạt lẫn nhau giữa Nga và phương Tây sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đà tăng trưởng của Eurozone. Chỉ số lòng tin của các nhà đầu tư và phân tích Đức trong tháng 8/2014 đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm rưỡi qua. Nhà kinh tế Evelyn Herrmann, thuộc BNP Paribas, cảnh báo nguy cơ suy giảm của kinh tế Eurozone sẽ cao hơn trong quý Ba, chủ yếu do tình hình căng thẳng địa chính trị.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm