| Hotline: 0983.970.780

EVN ký kết thỏa ước tín dụng cho dự án điện mặt trời Sê San 4

Thứ Tư 30/10/2019 , 08:51 (GMT+7)

Ngày 28/10, tại Trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp đã diễn ra buổi ký kết Thỏa ước tín dụng cho Dự án Nhà máy Điện mặt trời Sê San 4.

Lễ ký kết diễn ra giữa đại diện lãnh đạo EVN - ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng Giám đốc và đại diện AFD - ông Rémi Genevey, Vụ trưởng Vụ châu Á của AFD.

Ông Nguyễn Xuân Nam - Phó Tổng Giám đốc, đại diện lãnh đạo EVN  và ông Rémi Genevey, Vụ trưởng Vụ châu Á của AFD tại buổi ký kết thỏa ước tín dụng.

Đây là khoản tín dụng vay không bảo lãnh Chính phủ trị giá 24.2 triệu EUR cho Dự án điện mặt trời Sê San 4 có công suất 49 MWp, được xây dựng trong phần đất thuộc Nhà máy thủy điện Sê San 4 tại tỉnh Gia Lai, trong đó AFD tài trợ toàn bộ giá trị hợp đồng EPC của dự án.

Ngoài Dự án điện mặt trời Sê San 4, AFD đã cam kết tài trợ dưới hình thức không bảo lãnh Chính phủ cho Dự án Nhà máy thủy điện Ialy mở rộng, Dự án đầu tư xây dựng lưới điện một số khu vực tại miền Nam (của Tổng Công ty Điện lực miền Nam) phục vụ giải tỏa công suất các nguồn năng lượng tái tạo, và AFD đang xem xét tiếp tục tài trợ cho Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng.

Phát biểu tại buổi ký kết, ông Nguyễn Xuân Nam, PTGĐ EVN cho biết: EVN đánh giá rất cao sự hỗ trợ và hợp tác của AFD trong việc thu xếp các khoản vay không bảo lãnh Chính phủ cho các dự án điện, đặc biệt trong bối cảnh do trần nợ công, Chính phủ đang siết chặt và tiến tới dừng hoàn toàn việc cấp bảo lãnh cho các dự án nguồn điện của EVN. Hiện nay, EVN đang phải đa dạng hóa các kênh huy động tài chính để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư khổng lồ trong các năm tới.

AFD là định chế tài chính quốc tế hoạt động không vì lợi nhuận của Chính phủ Pháp, chuyên cung cấp các khoản vay và viện trợ không hoàn lại cho các tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, với tiêu chí tài trợ chủ đạo là giảm phát thải, chống biến đổi khí hậu.

Đến nay, AFD là nhà tài trợ đầu tiên và duy nhất cung cấp các khoản vay không bảo lãnh Chính phủ cho EVN để thực hiện các dự án điện. Khoản vay không bảo lãnh Chính phủ đầu tiên của AFD là tài trợ Dự án Nhà máy thủy điện Huội Quảng trị giá 100 triệu USD, đã ký kết trước đây vào năm 2010.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm