| Hotline: 0983.970.780

EVNNPT: Chủ tịch HĐTV kiểm tra và chỉ đạo thực hiện các dự án trọng điểm do NPMB quản lý

Chủ Nhật 03/11/2019 , 19:51 (GMT+7)

Ngày 30/10/2019, ông Đặng Phan Tường - Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) đã dẫn đầu Đoàn công tác của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đi kiểm tra hiện trường và chỉ đạo thực hiện các dự án.

Kiểm tra tiến độ triển khai dự án tại huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình.

Cụ thể gồm: Đường dây (ĐD) 500 kV Nho Quan - Phủ Lý - Thường Tín; ĐD 500 kV Tây Hà Nội - Thường Tín; ĐD 220 kV Nho Quan - Thanh Nghị và Trạm biến áp (TBA) 220 kV Thanh Nghị.

Tham gia đoàn công tác có ông Nguyễn Ngọc Tân - Thành viên HĐTV, ông Phạm Lê Phú - PTGĐ, Lãnh đạo, đại diện các Ban EVNNPT: Kế hoạch, Quản lý xây dựng, Quản lý đầu tư, Quản lý Đấu thầu, Truyền thông, Tổng hợp và lãnh đạo Ban QLDA các công trình điện miền Bắc (NPMB).

Nhằm kiểm tra tình hình thực tế trên công trường và chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, Đoàn công tác đã đi hiện trường thi công các vị trí (VT) 16, 116 của ĐD 500/220 kV Nho Quan - Phủ Lý - Thường Tín (tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình và huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam); VT 18, 49 của ĐD 220 kV Nho Quan - Thanh Nghị (tại huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình); TBA 220 kV Thanh Nghị (tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam); các khoảng néo 83 - 84 và 88 - 96 của ĐD 500 kV Tây Hà Nội - Thường Tín (huyện Thường Tín, TP Hà Nội).

Đây là những dự án có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển phụ tải của khu vực Nam sông Hồng và đặc biệt là Thủ đô Hà Nội.

Các dự án này được đưa vào vận hành sẽ nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho các phụ tải trong khu vực, tăng cường sự linh hoạt trong công tác vận hành hệ thống truyền tải điện khu vực; kết nối các TBA 500 kV Nho Quan, Thường Tín  và Tây Hà Nội, tăng cường liên kết lưới điện 500 kV khu vực xung quanh thủ đô Hà Nội.

Sau khi đi kiểm tra thực tế tại hiện trường, ngày 31/10/2019, tại trụ sở NPMB, Chủ tịch HĐTV EVNNPT Đặng Phan Tường đã chủ trì cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện các dự án trọng điểm do NPMB quản lý. Tham dự cuộc họp, ngoài Đoàn công tác của EVNNPT và lãnh đạo NPMB, có lãnh đạo, đại diện các nhà thầu: tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và xây lắp tham gia thực hiện các dự án.

Ông Phan Lương Thiện - Giám đốc NPMB đã báo cáo tình hình triển khai thực hiện các dự án và phân tích các nguyên nhân chính dẫn đến việc không đạt kế hoạch là: thời gian thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư kéo dài, vướng mắc trong công tác lựa chọn nhà thầu làm chậm tiến độ khởi công các dự án; vướng mắc trong công tác BTGPMB và năng lực nhà thầu hạn chế làm chậm tiến độ thi công các dự án; việc đóng điện một số dự án chậm so với kế hoạch làm ảnh hưởng đến công tác thanh toán, quyết toán và giải ngân.

Dự kiến đến hết năm 2019, NPMB phấn đấu khối lượng thực hiện đạt 80%, giải ngân đạt 84,1% kế hoạch; khởi công 10/12 dự án, đóng điện 08/10 dự án theo kế hoạch; phê duyệt BCNCKT ĐTXD 21/50 dự án; phê duyệt TKKT-TDT, TKBVTC-DT 15/17 dự án; phê duyệt quyết toán 14/14 dự án theo kế hoạch.

Kiểm tra tại Dự án đường dây 500 Kv Tây Hà Nội - Thường Tín.

Tại cuộc họp, các đơn vị tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, các nhà thầu xây lắp đã báo cáo tình hình triển khai công việc, các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án, đặc biệt là những vướng mắc trong công tác BTGPMB làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án.

Sau khi nghe NPMB và các đơn vị báo cáo tình hình thực hiện các dự án, các khó khăn, vướng mắc và ý kiến của các thành viên tham dự cuộc họp, Chủ tịch HĐTV EVNNPT Đặng Phan Tường đã phát biểu chỉ đạo:

Yêu cầu NPMB tập trung cao độ trong 02 tháng cuối năm để hoàn thành tối đa các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong kế hoạch: khối lượng ĐTXD, giải ngân; nỗ lực phấn đấu để khởi công và đóng điện tối đa các dự án trong và ngoài kế hoạch; hoàn thành kế hoạch quyết toán trong tháng 11/2019, chậm nhất là ngày 15/12/2019.

Trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (BTGPMB), yêu cầu NPMB phải chủ động hơn, làm tốt hơn công tác vận động nhân dân, phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương; phối hợp tốt hơn với PTC1 và các nhà thầu; kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc để bàn giao mặt bằng cho nhà thầu.

NPMB phải có giải pháp giám sát chặt chẽ, đôn đốc các nhà thầu cung cấp cột đảm bảo tiến độ theo hợp đồng; tạo điều kiện tối đa cho các nhà thầu trong công tác thanh toán; đẩy nhanh công tác nghiệm thu, thanh toán với các nhà thầu cung cấp VTTB để tăng tối đa khối lượng thực hiện ĐTXD năm 2019.

Các đơn vị tư vấn giám sát phải tập trung lực lượng để đảm bảo chất lượng công tác giám sát, nghiệm thu kịp thời; hỗ trợ, phối hợp tốt với NPMB trong công tác BTGPMB các dự án; chủ động đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, xây lắp. Các nhà thầu xây lắp cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, đảm bảo tiến độ thi công đúng theo hợp đồng; chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với NPMB để thực hiện công tác BTGPMB, tăng cường cán bộ thực hiện công tác đền bù thi công; huy động tối đa lực lượng, phương tiện, máy móc để thi công các dự án đảm bảo tiến độ. Các nhà thầu tư vấn thiết kế cần nâng cao chất lượng hồ sơ thiết kế; phối hợp chặt chẽ với NPMB và bám sát các cơ quan có thẩm quyền để đẩy nhanh tiến độ phê duyệt các dự án.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm