| Hotline: 0983.970.780

Forbes: Việt Nam có 4 tỷ phú

Thứ Ba 06/03/2018 , 21:05 (GMT+7)

Năm nay, Việt Nam có thêm 2 tỷ phú mới, là Chủ tịch Hòa Phát - Trần Đình Long và Chủ tịch Thaco - Trần Bá Dương.

Tạp chí Forbes (Mỹ) vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2018. Theo đó, Việt Nam năm nay có 4 đại diện sở hữu tài sản tỷ USD. Đó là Chủ tịch Vingroup - Phạm Nhật Vượng, CEO VietJet Air - Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hòa Phát - Trần Đình Long và Chủ tịch Thaco - Trần Bá Dương.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo và ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục có tên trong danh sách của Forbes.

Đây là năm thứ 6 liên tiếp ông Vượng có tên trong danh sách này, với tài sản 4,3 tỷ USD, đứng thứ 499 thế giới, tăng 1,9 tỷ USD so với năm ngoái. Ông lần đầu được Forbes vinh danh vào năm 2013, với 1,5 tỷ USD, đứng thứ 974.

Với bà Thảo, đây là lần thứ 2 bà góp mặt trong danh sách tỷ phú thế giới, với tài sản 3,1 tỷ USD, đứng thứ 766. Bà Thảo từng là thành viên Ban giám đốc của một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam trước khi gia nhập Ngân hàng Phát triển TP HCM (HDBank) trong vai trò Phó chủ tịch HĐQT. Bà hiện còn đảm nhận vị trí CEO tại hãng hàng không VietJet Air.

Trong khi đó, ông Dương và ông Long là hai tỷ phú mới của Việt Nam năm nay. Cả hai có tài sản lần lượt 1,8 tỷ USD và 1,3 tỷ USD, xếp thứ 1.339 và 1.756 thế giới.  

Ông Trần Đình Long (trái) và ông Trần Bá Dương mới góp mặt năm nay.

Ông Trần Đình Long thành lập Hòa Phát năm 1992 tại Hà Nội. Tập đoàn này hiện sản xuất thiết bị văn phòng, thép ống, thép xây dựng và được coi là nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam.

Trong khi đó, ông Trần Bá Dương thành lập Công ty Ôtô Trường Hải (Thaco) năm 1997. Ban đầu, họ bán xe, sau đó dần lắp ráp xe cho các thương hiệu nước ngoài, như Kia, Mazda và Peugeot. Năm 2016, Thaco trở thành hãng ôtô lớn nhất Việt Nam, với 32% thị phần, theo Forbes. Ngoài ra, Thaco còn sản xuất xe Bus thương hiệu Việt và xe tải. 

Trên thế giới, ngôi giàu nhất năm nay là ông chủ Amazon - Jeff Bezos, với 112 tỷ USD. Từ tháng 10/2017, ông đã chính thức vượt Gates để giành vị trí này. Đồng sáng lập Microsoft hiện có 90 tỷ USD. Theo sau là huyền thoại đầu tư Warren Buffett (84 tỷ USD) và Chủ tịch kiêm CEO LVMH - Bernard Arnault (72 tỷ USD).

Đây là năm thứ 32 Forbes công bố danh sách người giàu thế giới. Số tỷ phú toàn cầu lại tiếp tục lập kỷ lục, với 2.208 người. Tổng cộng, họ sở hữu 9.100 tỷ USD, tăng 18% so với năm ngoái. 20 người giàu nhất hành tinh có tổng tài sản tương đương GDP Mexico.

Người có tài sản tăng mạnh nhất năm nay là ông chủ Amazon – Jeff Bezos với 39,2 tỷ USD. Đây cũng là mức tăng lớn nhất kể từ khi Forbes bắt đầu công bố danh sách này.

Năm qua, thế giới tạo ra thêm 259 tỷ phú mới trong nhiều lĩnh vực, từ công nghệ, hàng không vũ trụ đến váy cưới. Trung Quốc đóng góp nhiều đại diện nhất, với 89 tỷ phú. Theo sau là Mỹ với 18 người. Đây cũng là lần đầu tiên Trung Quốc có hai tỷ phú lọt top 20, là ông chủ Tencent – Ma Huateng (thứ 17) và ông chủ Alibaba – Jack Ma (thứ 20).

(Theo Forbes, VnExpress)

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm