| Hotline: 0983.970.780

FrieslandCampina VN hỗ trợ nông dân chăn nuôi bò sữa

Thứ Hai 04/10/2010 , 11:57 (GMT+7)

Từ đầu năm 2010, FrieslandCampina VN đã và đang triển khai Hệ thống quản lý rủi ro về chất lượng (Quality Risk Management System)...

* Để nông dân Việt Nam SX sữa đạt chuẩn Hà Lan

Từ đầu năm 2010, FrieslandCampina VN đã và đang triển khai Hệ thống quản lý rủi ro về chất lượng (Quality Risk Management System) nhằm hoàn tất toàn bộ hệ thống đảm bảo chất lượng của công ty từ khâu đầu đến khâu cuối, từ nông trại đến bàn ăn.

Hệ thống này không những kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng mà còn tập trung bảo đảm (assurance) chất lượng và an toàn thực phẩm đối với sữa bò tươi thu mua ngay từ các trang trại đạt tiêu chuẩn của Cty.

Để đạt tiêu chuẩn này, mắt xích đầu tiên là chất lượng sữa thu mua đạt chuẩn từ các hộ nông dân bán sữa cho FrieslandCampina VN rất được Cty chú trọng. Đây cũng là một trong những hoạt động nhằm từng bước chuyển giao kiến thức kinh nghiệm hàng trăm năm trong ngành bò sữa của FrieslandCampina cho nông dân Việt Nam, góp phần vào sự phát triển bền vững ngành sữa Việt Nam.

Truyền nghề và rèn nghề

Với kiến thức kinh nghiệm hàng trăm năm trong ngành bò sữa từ Hà Lan, cái nôi của ngành sữa thế giới, từ năm 1996, FrieslandCampina VN đã cho triển khai chương trình phát triển ngành sữa (DDP) bắt đầu từ việc tổ chức hệ thống thu mua để giải quyết đầu ra ổn định cho người nuôi bò, đến thường xuyên hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ thú y, tổ chức các lớp tập huấn, kỹ thuật về xây dựng chuồng trại, cách trồng cỏ đạt năng suất cao, lựa chọn và chế biến thức ăn để đảm nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho đàn bò, chăm sóc bò đẻ và cách chăm sóc bê con, cách phòng chống các bệnh thường gặp của bò… cho người nông dân.

Lấy vắt sữa làm ví dụ: các cán bộ kỹ thuật của FrieslandCampian VN đã hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra nhắc nhở nông dân từ các thao tác vệ sinh cơ bản như: vệ sinh chuồng trại, vệ sinh cho bò trước khi vắt, sử dụng thuốc sát trùng dụng cụ vắt sữa thay vì chỉ dùng nước như trước kia, phơi nắng các thiết bị vắt sữa sau khi rửa… cho đến khuyến khích họ vắt bằng máy thay vì bằng tay, sử dụng can nhôm chuyên dụng thay cho can nhựa để đựng sữa và liên tục tổ chức các lớp tập huấn về sử dụng máy vắt sữa, máy vệ sinh sao cho đúng cách, hiệu quả.

Để đảm bảo sữa bò sau khi vắt, được vận chuyển đến khi làm lạnh xuống dưới 4oC trong vòng 3 giờ nhằm đảm bảo chất lượng sữa, FrieslandCampian đã phải xây dựng một hệ thống thu mua trực tiếp với cách tính toán khoa học, hợp lý nhất để nông dân tiện đi lại trong việc bán sữa, bao gồm 40 điểm thu mua, 4 trung tâm làm lạnh, lắp đặt cả các bồn lạnh tại điểm thu mua và tại trại…

Để khuyến khích nông dân chú ý nâng cao chất lượng sữa một các thiết thực nhất, FrieslandCampina VN luôn thực hiện trả giá theo chất lượng sữa. Với mức thu mua trung bình 8.000 đồng/kg sữa, thậm chí có hộ là 8.700 đồng nếu chất lượng sữa tốt vượt chuẩn, FrieslandaCampina VN đã thực sự tạo động lực để nông dân sản xuất sữa ngày càng chất lượng hơn. Bằng chứng rõ rệt nhất là qua các năm, hàm lượng vật chất khô, chất béo trong sữa của các hộ luôn được cải thiện, trong khi tổng tạp trùng giảm, không có dư lượng kháng sinh, không có chất thêm vào, đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt đã đặt ra... “cỡ Hà Lan”.

 Ba nhà cùng có lợi

 Hiện nay, sữa tươi từ các điểm thu mua sữa của FrieslandCampina VN luôn được phân tích, kiểm tra và đánh giá chất lượng một cách chặt chẽ. Việc kiểm tra các chỉ tiêu về hóa tính, lý‎ tính, vi sinh vật (vệ sinh sữa), các yếu tố về an toàn thực phẩm như kháng sinh tồn dư, sự tinh khiết của sữa (các chất thêm vào…….) được thực hiện nghiêm ngặt ngay từ trang trại, qua hệ thống thu mua, làm lạnh, và bảo quản vận chuyển đến nhà máy. Đây là một trong những “bí quyết” giúp FrieslandCampina Việt Nam thực hiện được cam kết với người tiêu dùng và cộng đồng trong việc cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế và đảm bảo nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Anh Diệp Văn Tiên, một hộ nuôi bò cung cấp sữa cho FrieslandCampian VN hơn 6 năm nay chia sẻ: “Ban đầu, thấy các quy trình, tiêu chuẩn về sữa tươi của Cty là ... ngán! Nhưng dần dân tôi thấy nếu chịu khó một chút, siêng năng một chút để làm đúng kỹ thuật mà Cty hướng dẫn thì việc sản xuất sữa chất lượng cao không còn khó nữa. Quan trọng hơn, sản xuất sữa đúng quy định giúp tôi có thu nhập cao hơn. Bây giờ trung bình sữa tôi bán được 8.400 đồng/kg, trừ các khoản chi phí đầu vào, tôi được hơn 2.000đ/kg, với mức giao 130kg, mỗi ngày tôi thu lợi gần 300 ngàn. Mức thu nhập này gia đình tôi sống khỏe, và hoàn toàn có thể yên tâm với nghề….”

 Đánh giá về lợi ích của việc sản xuất sữa tươi chất lượng, ông Lưu Văn Tân, Trưởng bộ phận phát triển ngành sữa của FrieslandCampina VN cho rằng không chỉ doanh nghiệp, nông dân mà cả người tiêu dùng được hưởng lợi. “Doanh nghiệp sẽ có được nguồn sữa chất lượng, sản xuất các sản phẩm uy tín đạt tiêu chuẩn cao về dinh dưỡng và an tòan thực phẩm. Người nông dân có thêm thu nhập, sống ổn định với nghề, yếu tố quan trọng trong việc phát triển ngành bò sữa theo hướng bền vững. Riêng người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng các sản phẩm đã được kiểm chứng an toàn vệ sinh và đầy đủ dinh dưỡng.”

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm