| Hotline: 0983.970.780

Gà lậu "tấn công" dồn dập!

Thứ Ba 07/02/2012 , 11:53 (GMT+7)

Trước nguy cơ dịch cúm gia cầm bùng phát, TPHCM đang phải căng mình chống lại sự xâm nhập của hàng trăm nghìn con gà vịt lậu, bệnh từ khắp nơi đổ về mỗi ngày.

* Xe biển số xanh cũng chở gia cầm lậu!

Một lò giết mổ gia cầm lậu tại chợ ngã ba Quách Điêu, xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, TPHCM

Trước nguy cơ dịch cúm gia cầm bùng phát, TPHCM đang phải căng mình chống lại sự xâm nhập của hàng trăm nghìn con gà vịt lậu, bệnh từ khắp nơi đổ về mỗi ngày. Ngoài ra, toàn thành phố đang có tới gần 130 điểm kinh doanh gia cầm trái phép bày bán ngang nhiên gà, vịt chưa qua kiểm dịch.

MUA BÁN GÀ LẬU… GIỮA ĐƯỜNG

Suốt nhiều năm nay, khu chợ gia cầm tự phát đường Liên ấp 1, 2, 3 xã Vĩnh Lộc B và chợ gia cầm lậu ngã ba Quách Điêu xã Vĩnh Lộc A&B (huyện Bình Chánh) luôn là điểm “nóng” về buôn bán gà, vịt lậu. Khi PV có mặt tại đây, hàng chục điểm bán gà, vịt di động dã chiến tràn kín 1/3 con đường vốn dĩ chật hẹp, nhếch nhác vì đủ thứ mùi hôi, thối từ rác của khu chợ đổ bừa bãi khắp nơi. Hoạt động mua bán gia cầm sống ở đây công khai tới mức, bất cứ khách hàng nào mua gà, vịt đều được hướng dẫn vào con hẻm nhỏ ngay sát chợ để vào các “lò” giết mổ nằm công khai tại ấp 4, xã Vĩnh Lộc thực hiện “hóa kiếp” với giá 15.000 đồng/con.

Tương tự, tại khu vực ngã tư bốn xã (phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân) có vài điểm bán gia cầm lậu luôn có sẵn nồi nước sôi để làm thịt gà vịt cho khách ngay dưới lề đường. Còn tại KCN Vĩnh Lộc, đường Dương Công Khi (xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh) gà vịt lậu được nhốt trong lồng sắt bày bán tràn lan. Giá gia cầm cũng rất “mềm” vì khách hàng chủ yếu là công nhân KCN, việc giết mổ cũng diễn ra giữa đường với nồi nước sôi đục ngầu và thau nước đỏ lòm bốc mùi hôi thối.

Đặc biệt, tại ngã tư Tân Kỳ Tân Quý – Bình Long (sát nghĩa địa Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân) luôn có hàng nghìn con gia cầm được bày bán suốt chiều dài vài trăm mét. Thậm chí họ còn dựng cả lều chõng, xây bếp than và trang bị cả “khò gas” để thui chín gia cầm cho khách hàng nào có nhu cầu. Do hoạt động kinh doanh gà vịt sống tại đây quá náo nhiệt và thu lợi nhuận lớn, hàng chục hộ kinh doanh các loài “đặc sản” như rắn, rùa, baba, heo rừng, thỏ, chuột… cũng kéo nhau tới đây để cùng làm ăn hết sức bát nháo!

Theo Chi cục Thú y TPHCM, hiện toàn thành phố vẫn đang tồn tại gần 130 điểm kinh doanh, giết mổ gia cầm lậu hoạt động khắp các quận huyện. Đáng “nể” nhất là huyện Bình Chánh có 9 điểm tại xã Vĩnh Lộc, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Đa Phước. Tiếp theo là quận 12 có 8 điểm tại phường Thạnh Lộc, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Hiệp, Trung Mỹ Tây, Hiệp Thành, An Phú Đông, Thanh Xuân. Ngoài ra, hầu hết các quận huyện khác đều có từ 1 đến 6 điểm lén lút kinh doanh gia cầm trái phép.

CHẶN BẮT HÀNG CHỤC “PHI VỤ” LỚN

Chỉ riêng trong tháng đầu năm 2012, các Trạm thú y và kiểm dịch tại nhiều cửa ngõ TPHCM đã tổ chức chặn bắt thành công hàng chục vụ vận chuyển gia cầm với số lượng lớn từ Đồng Nai, Long An, Tiền Giang… chạy vào TPHCM tiêu thụ. Trong đó, riêng Trạm KDĐV Thủ Đức đã tóm hơn chục chuyến xe “bão táp” (chạy tốc độ nhanh để vượt Trạm nhằm không bị kiểm dịch) vận chuyển đủ loại gia cầm sống, chết, lậu, bệnh.

Tiêu biểu như trường hợp xe tải biển kiểm soát 49C-00494 do ông Nguyễn Thành An, sinh 1978 là tài xế và ông Nguyễn Đức Khánh là chủ hàng, đang vận chuyển 429 con gà thịt từ Tiền Giang về Đồng Nai không có Giấy chứng nhận kiểm dịch. Tổ công tác đã lập hồ sơ vi phạm hành chính và đưa lô hàng trên về cơ sở giết mổ gia cầm An Nhơn để được kiểm dịch lại, lấy mẫu xét nghiệm cúm gia cầm theo quy định.

Đặc biệt, có những trường hợp “ma lanh” dùng đủ chiêu trò để luồn lách qua khỏi Trạm kiểm dịch nhưng vẫn không thoát. Một trong những trường hợp đó là xe tải biển kiểm soát 51C-06067 do Tô Lý  Đợi, sinh 1991 điều khiển, chở 472 con vịt (trọng lượng lên tới 1,7 tấn) không rõ nguồn gốc từ Đồng Nai chạy trên xa lộ Hà Nội hướng về TPHCM, nhưng khi đến ngã ba Tân Vạn (ngã 3 giữa Biên Hòa, Đồng Nai - Dĩ An, Bình Dương và quận 9, TP.HCM) thì bất ngờ chạy vào nội ô thị trấn Dĩ An. Sau khi nghe ngóng có vẻ yên ổn, chiếc xe làm thêm động tác chạy qua KCN Sóng Thần (Bình Dương) rồi mới quay đầu trở lại TPHCM. Nhưng nhờ thông tin mật báo, Đội CSGT Rạch Chiếc phối hợp với lực lượng thú y đã tóm gọn chiếc xe cùng tang vật.

Nghiêm trọng hơn, lực lượng thú y TPHCM còn phát hiện cả ô tô đeo biển số xanh tham gia chở gia cầm lậu. Cụ thể là chiếc xe tải biển số xanh 51B-2046 do Nguyễn Văn Bình, sinh 1978, ngụ tại Hố Nai 2, Biên Hòa, Đồng Nai điều khiển chở 174 con gà (297kg) không rõ nguồn gốc từ Đồng Nai đang tìm đường “tuồn” trái phép vào TPHCM.

Trước tình hình dịch cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp đe dọa hơn 8 triệu người dân thành phố, Chi cục Thú y TPHCM đã quyết liệt yêu cầu Ban chỉ đạo phòng chống dịch các quận huyện trọng điểm: quận 5, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn… kiểm tra định kỳ và đột xuất tại các khu vực điểm nóng kinh doanh gia cầm sống, các hộ chăn nuôi nhập cư; bố trí lực lượng chốt chặn, kiểm tra, xử lý kiên quyết các trường hợp vận chuyển, giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm trái phép, không rõ nguồn gốc; nhất là các trường hợp vận chuyển gia cầm mắc bệnh, không giấy chứng nhận kiểm dịch, không bao bì, tẩm ướp phẩm màu từ các tỉnh đổ về TPHCM.

Ngoài ra, Chi cục Thú y TPHCM cũng yêu cầu UBND các phường, xã trên địa bàn đẩy mạnh việc tuyên truyền đền người tiêu dùng phương pháp chọn lựa sản phẩm gia cầm đảm bảo chất lượng, nhằm tránh nguy cơ nhiễm phải virus chết người H5N1.

PHÁT HIỆN 1 ĐIỂM NUÔI GẦN 100 CON GÀ ĐÁ TRÁI PHÉP

Trạm Thú y quận Tân Bình, TPHCM mới đây đã phát hiện 1 điểm chăn nuôi gà đá trái phép tại khu vực vườn rau sau bưu điện Chí Hòa, phường 6, quận Tân Bình. Tại hiện trường, đoàn kiểm tra thu giữ tới 98 con gà đá sống (cân nặng 239 kg) nuôi trong các ô chuồng và rọ tre, rải rác trong khu vực vườn rau. Tất cả số gà này không rõ nguồn gốc, không giấy chứng nhận kiểm dịch, không người thừa nhận lô hàng.

Ngoài ra, Trạm Thú y huyện Bình Chánh, TPHCM cũng phát hiện tại khu vực ấp 1, xã An Phú Tây đối tượng Phan Văn Đậu vận chuyển 12 con gà vịt bằng xe gắn máy 62V1-9380. Ngay tại hiện trường, đoàn kiểm tra phát hiện thêm 33 con gà và 32 con vịt bị vứt xuống ruộng và các gốc cây, số gia cầm trên không có giấy chứng nhận kiểm dịch.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm